Thủ tục về thuế và kế toán doanh nghiệp cần biết

Chủ đề   RSS   
  • #491528 12/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Thủ tục về thuế và kế toán doanh nghiệp cần biết

    1. Khai và nộp lệ phí môn bài

    >>> Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh

    Thực hiện Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài

    * Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

    - Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

    - Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    - Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định trên 5 (nếu có).

    - Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    * Thời hạn nộp lệ phí môn bài:

    - Chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm (khoản 4 điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).

    - Phạt chậm nộp lệ phí môn bài: mức phạt chậm nộp là 0,03%/ 1 ngày đối với số tiền chậm nộp theo quy định tại điều 3 thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

    >>> Một số chú ý khi tính lệ phí môn bài:

    – Nếu Người nộp thuế thành lập trong thời gian 6 tháng đầu năm: Mức lệ phí Môn bài phải nộp là cả năm

    – Nếu Người nộp thuế thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Mức lệ phí Môn bài phải nộp: 50% mức cả năm. (1/2 năm)

    – Nếu Người nộp thuế không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

    >>> Mức lệ phí môn bài

    a. Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình:

    Doanh thu bình quân năm

    Mức lệ phí môn bài cả năm

    Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

    1.000.000 đồng/năm

    Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

    500.000 đồng/năm

    Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

    300.000 đồng/năm.

     

    b. Mức lệ phí môn bài đối với Doanh nghiệp:

    Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư

    Mức lệ phí  môn bài cả năm

    Trên 10 tỷ đồng       

    3.000.000 đồng/năm

    Từ 10 tỷ đồng trở xuống

    2.000.000 đồng/năm

    Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

    1.000.000 đồng/năm


    >>> Khai, nộp lệ phí môn bài:

    - Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;

    - Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

    - Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP. (được đính kèm file bên dưới bài)

    - Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

    + Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;

    + Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

    >>>Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, xử lý và theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế

    >>> Người nộp thuế tự nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo số thuế đã khai

    Bước 1: Các bạn truy cập vào website của TCT: https://nopthue.gdt.gov.vn, đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký.

    Bước 2: Chọn mục Lập Giấy Nộp Tiền.

    Bước 3: Điền các thông tin Tài khoản Ngân hàng, số TK, và các thông tin nội dung kinh tế. Sau khi điền đầy đủ thông tin, các bạn ấn Hoàn thành.

    Bước 4: Tra cứu và chọn NỘI DUNG KINH TẾ PHI MÔN BÀI NĂM 2017

    Bước 5: Hoàn thành giấy nộp tiền và kiểm tra lại thông tin

    Bước 6: Ký điện tử và nộp giấy nộp tiền, Chờ xác nhận của Ngân hàng

    - Thời hạn giải quyết: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết không phải trả kết quả cho người nộp thuế

    - Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

    2. Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

    >>> Đây là loại thuế gián thu. Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp không phải là người tiêu dùng. Hay nói cách khác là người tiêu dùng là người chịu thuế, còn người nộp là người cung cấp hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT

    >>> Phương pháp tính thuế  GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế  GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên  GTGT.

    *** CHÚ Ý: 

    Trước đây, cơ sở kinh doanh mới thành lập và cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng phải gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế để đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp không gửi Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

    Cũng theo quy định cũ, khi chuyển đổi áp dụng các phương pháp tính thuế GTGT (từ phương pháp trực tiếp sang phương pháp khấu trừ và ngược lại) thì cơ sở kinh doanh phải nộp Mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế.

    Nay, Thông tư 93/2017/TT-BTC đã bỏ hướng dẫn nộp Mẫu 06/GTGT khi chuyển đổi phương pháp tính thuế nêu trên.

    Thông tư cũng bổ sung hướng dẫn phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC).

    Như vậy, nay Thông tư 93/2017/TT-BTC đã có hiệu lực (05/11/2017) thì việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế, cụ thể như sau:

    - Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế.

    - Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế.

    (Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT và 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC).

    Xem chi tiết tờ khai tại file bên dưới:

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 12/05/2018 11:00:23 SA
     
    8545 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    kieunguyen15061982 (22/05/2018) willlison1012 (12/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491588   12/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    3. Kê khai các loại thuế khác:

    >>> Thuế GTGT

    Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế

    - Người nộp thuế (NNT) nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

    - Trường hợp trong kỳ kê khai không phát sinh các hoạt động mua bán HHDV thì NNT vẫn phải lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế

    - Trường hợp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì NNT không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

    -  Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế GTGT chung cho cả đơn vị trực thuộc.

    - Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

    - Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:

    + Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

    + Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc

    * Kỳ kê khai thuế GTGT

    ---- Khai thuế GTGT theo quý

    * Đối tượng khai thuế GTGT theo quý

    - Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

    - Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGTđược thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

    * Thời kỳ khai thuế theo quý

    - Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.

    - Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế GTGT theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế GTGT theo tháng.

    - Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 50 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế GTGT theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định.

    - Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế thuế theo quý trước thời điểm Thông tư 151/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016.

    ---- Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    - Đối tượng khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là người nộp thuế tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

    - Hồ sơ khai thuế GTGT, thời hạn kê khai, nộp thuế

    Mẫu tờ khai

                    Trường hợp áp dụng

    Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế

    Mẫu số 01/GTGT

    DN nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ

    Kỳ kê khai tháng: chậm nhất vào ngày 20 tháng sau

    Kỳ kê khai quý: chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu tiên quý tiếp theo

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm:  chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh: nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

    Mẫu số 02/GTGT

    DN nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ khai cho dự án đầu tư

    Mẫu số 03/GTGT

    DN nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp trên GTGT

    Mẫu số 04/GTGT

    DN nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp trên doanh thu

     

    >>>> Kê khai thuế TNDN

    * Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế

    - Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

    - Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

    - Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

    - Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

    - Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

    - Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

    - Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.

    * Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:

    - Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC

    - Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.

    - Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư Thông tư 151/2014/TT-BTC

    - Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Các Phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN:

    + Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    + Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    + Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Phụ lục thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC

    - Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Phụ lục tính nộp thuế TNDN của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

    - Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế TNDN.

    Ngoài ra còn có các trường hợp:

    Trường hợp kê khai

    Mẫu tờ khai

    Kỳ kê khai

    Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế

    Quyết toán thuế TNDN (đối với DN nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu) (2)

    Mẫu số 04/TNDN

     

     

    Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

    Thuế TNDN hoạt động chuyển nhượng vốn

    Mẫu số 05/TNDN

    Theo từng lần phát sinh

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh chuyển nhượng vốn

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 12/05/2018 03:55:09 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #491594   12/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    >>> Khai thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

    * Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế

    - Người nộp thuế sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế TTĐB, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

    - Trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế TTĐB nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.

    - Trường hợp người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế TTĐB với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

    * Khai thuế TTĐB là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.

    * Hồ sơ khai thuế TTĐB

    Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC

    >>>> Khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

    1. Khai thuế, nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế TNCN

    * Nguyên tắc khai thuế:

    - Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế TNCN khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải khai thuế.

    - Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:

    + Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

    + Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.

    * Hồ sơ khai thuế tháng, quý

    - Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

    - Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú khai thuế theo Tờ khai mẫu số 06/TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

    - Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế đối với tiền hoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân khai thuế theo Tờ khai mẫu số 01/XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. Đối với tờ khai kỳ tháng/kỳ quý cuối cùng trong năm, phải kèm theo Phụ lục theo mẫu số 01-1/BK-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC (không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế).”

    * Nơi nộp hồ sơ khai thuế

    - Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.

    - Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

    - Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

    - Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

    * Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế .

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

    * Thời hạn nộp thuế

    Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

    2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

    * Nguyên tắc khai thuế

    - Cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế là cá nhân sau đây:

    + Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế;

    + Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

    * Hình thức khai thuế

    Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý và khai quyết toán thuế theo năm.

    * Hồ sơ khai thuế

    - Hồ sơ khai thuế quý

    Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế quý trực tiếp với cơ quan thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.

    * Nơi nộp hồ sơ khai thuế

    - Nơi nộp hồ sơ khai thuế quý

    Nơi nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế là Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc hoặc nơi phát sinh công việc tại Việt Nam (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam).

    * Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

    - Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    ANCHRIST (25/05/2018)
  • #491612   13/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    4. Thông báo về việc sử dụng dịch vụ đại lý thuế

    Khi thành lập pháp nhân để kinh doanh thì bạn bắt buộc phải có sổ sách kế toán và kê khai, nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định pháp luật. Người làm tất cả những công việc đó là phòng kế toán của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, luật thuế thì rất rộng và thường xuyên thay đổi, do đó, người làm kế toán rất khó để có thể nắm bắt được hết các điểm thay đổi đó dễ dẫn đến việc kê khai sai, thiếu, hoặc thừa số thuế phải nộp. Hậu quả là doanh nghiệp bị truy thu và phạt thuế.

    Sự chuyên môn hóa tất yếu sẽ làm nảy sinh ra một tổ chức nào đó có chuyên môn sâu về thuế đứng ra giải quyết các thủ tục đó thay cho doanh nghiệp. Đại lý thuế chính là một tổ chức như vậy.

    Thông tư 117/2012/TT-BTC quy định:

    Người nộp thuế sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế thông qua Đại lý thuế thì thông báo cho CQT quản lý trực tiếp bằng văn bản kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ có xác nhận của người nộp thuế chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi Đại lý thuế thực hiện lần đầu các công việc thủ tục về thuế nêu trong hợp đồng.

    5. Đăng ký mã số thuế cá nhân                           

    Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.

    Quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC

    * Hồ sơ đăng ký thuế đối với đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). 

    a) Đối với đơn vị độc lập, đơn vị chủ quản, hồ sơ đăng ký thuế

    - Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có)

    b) Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ đăng ký thuế 

    - Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có)

    6. Đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế

    * Đăng ký sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng:

    - Tiếp nhận đăng ký khai thuế điện tử: Hệ thống khai thuế điện tử tiếp nhận các hình thức đăng ký khai thuế điện tử gồm:

    (1) Đăng ký tại trụ sở Cơ quan Thuế.

    (2) Đăng ký trực tuyến tại địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn để khai thuế điện tử trực tiếp với Cơ quan Thuế.

    (3) Đăng ký trực tuyến tại địa chỉ http://kekhaithue.gdt.gov.vn để đăng ký khai thuế điện tử qua tổ chức T-VAN.

    (4) Đăng ký qua tổ chức T-VAN.

    Trường hợp NNT thực hiện đăng ký tại trụ sở CQT: thủ tục bao gồm Tờ khai đăng ký sử dụng hình thức khai thuế điện tử (theo mẫu số 01/ĐK-KĐT ban hành kèm theo Thông tư 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính) và bản sao chứng thực chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng cấp cho NNT. CQT in phiếu hẹn trả kết quả cho NNT trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ của NNT.

    Trường hợp NNT thực hiện đăng ký trực tuyến: Ngay sau khi NNT điền đầy đủ các thông tin về đăng ký khai thuế điện tử, hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin đăng ký vào hệ thống quản lý của Cơ quan Thuế và tự động kiểm tra tình trạng mã số thuế, chữ ký số, Cơ quan Thuế quản lý NNT; Nếu đủ điều kiện, hệ thống tự động cấp và kích hoạt tài khoản khai thuế điện tử của NNT. Trường hợp không đủ điều kiện, hệ thống tự động kết xuất Thông báo và gửi thư điện tử đến NNT.

    Sau khi CQT chấp nhận đề nghị khai thuế qua mạng sẽ gửi thư điện tử đến NNT thông báo về việc cấp tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử với đầy đủ các chức năng gửi hồ sơ khai thuế, tra cứu tờ khai, thay đổi thông tin,...

    7. Thông báo áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định

    Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định có quy định như sau:

    “ 3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.”

    Theo quy định trên, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện khấu hao tài sản, những nội dung sau:

    + Phương pháp trích khấu hao của tài sản cố định

    + Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

    * Thông báo khấu hao tài sản cố định cho cơ quan thuế là điều kiện để tính chi phí khấu hao vào chi phí được trừ

    Điểm d, khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về chi phí không được trừ, có quy định như sau: 

    “Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng…). Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).”

    Theo quy định trên, doanh nghiệp phải thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định trước khi đưa vào trích khấu hao, và là điều kiện để được tính chi phí khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN

    Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu số 06 – TSCĐ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

    8. Các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

    Thông tư 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

    * Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải đảm bảo các điều kiện sau: Có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, trừ một số trường hợp quy định; Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử, có số điện thoại di động (đối với cá nhân chưa được cấp chứng thư số) đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế (trừ trường hợp người nộp thuế thực hiện thủ tục nộp thuế điện tử qua hình thức nộp thuế điện tử với ngân hàng mà ngân hàng có quy định khác).

    * Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử

    - Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.

    - Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử là thời điểm được ghi trên thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử (theo mẫu số 01/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 110/2015/TT-BTC) của cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN). Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử là căn cứ để cơ quan thuế tính thời gian nộp hồ sơ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và xử lý hành vi chậm nộp, không nộp hồ sơ thuế của người nộp thuế.

    Cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN gửi thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử hoặc lý do không nhận hồ sơ thuế điện tử đến người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế chậm nhất 15 phút sau khi nhận được hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế.

    - Ngày nộp thuế điện tử là ngày người nộp thuế hoặc người nộp thay thực hiện giao dịch trích tiền từ tài khoản của mình tại ngân hàng để nộp thuế và được ngân hàng phục vụ người nộp thuế hoặc ngân hàng phục vụ người nộp thay xác nhận giao dịch nộp thuế đã thành công.

    Cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN gửi thông báo xác nhận nộp thuế điện tử (theo mẫu số 05/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 110/2015/TT-BTC) đến người nộp thuế chậm nhất 15 phút sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng xác nhận nộp thuế thành công hoặc lý do nộp thuế điện tử không thành công, trừ trường hợp nộp thuế điện tử qua hình thức thanh toán điện tử của ngân hàng.

    GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG HOÀN THUẾ

    - Người nộp thuế thực hiện hoàn thuế điện tử phải được cơ quan thuế thông báo chấp nhận đăng ký giao dịch thuế điện tử

    - Người nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn đến cơ quan thuế thông qua một trong các hình thức sau:

    a) Đối với hồ sơ khai thuế đã có nội dung khai đề nghị hoàn thuế: thực hiện đồng thời với việc lập và gửi hồ sơ khai thuế điện tử.

    b) Đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế là Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và các tài liệu kèm theo:

    - Gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; thực hiện lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế, ký điện tử và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN có trách nhiệm gửi ngay hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    -Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế, thông báo (theo mẫu số 01/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 110/2015/TT-BTC) để xác nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã được gửi đến cơ quan Thuế hoặc lý do không nhận hồ sơ cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    Trường hợp người nộp thuế thực hiện gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo đến tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN để tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN gửi cho người nộp thuế.

     
    Báo quản trị |