Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sở hữu xe chính chủ, từ ngày 1/8/2020, Bộ Công an cho phép người dân tiến hành sang tên xe qua nhiều đời chủ, sang tên xe không cần chủ cũ kể cả khi không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu (mua bán, cho tặng…)
1. Sang tên xe không cần chủ cũ có được không?
Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2022
Những xe không biết chủ cũ mà không làm đúng thủ tục giấy tờ đăng ký xe, sang tên xe sẽ không thể sang tên đổi chủ và khi đó, người sở hữu xe sẽ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt với lỗi “xe không chính chủ” thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, đăng ký xe hoặc bị phát hiện, xử lý nếu vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị để có thể sang tên xe vắng chủ
* Đối với hồ sơ sang tên xe thì bao gồm các giấy tờ sau:
Giấy tờ của chủ xe:
Chủ xe là người Việt Nam: Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên
Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.
Chủ xe là người nước ngoài: nếu người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng); Nếu người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.
Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định
Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).
* Đối với hồ sơ đăng ký sang tên xe thì bao gồm những giấy tờ sau:
Giấy tờ của chủ xe:
Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;
Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
3. Trình tự, thủ tục sang tên xe máy mà không tìm được chủ cũ
Bước 1: Người sử dụng xe cần chuẩn bị nộp hồ sơ như trên để gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ và ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
Xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ;
Trường hợp đã đầy đủ hồ sơ, đáp ứng đủ điều kiện thì cơ quan tiếp nhận sẽ trao giấy hẹn;
Cơ quan đăng ký xe sẽ gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe.
Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe; giữ nguyên biển số cũ
Bước 3: Đóng phí và lệ phí
Theo quy định tại Thông tư số 229/2016/TT-BTC, chi phí sang tên đổi chủ xe máy được quy định như sau
Phí cấp lại giấy đăng ký kèm biển số
Phí cấp lại giấy đăng ký không kèm theo biển số:
Một số chi phí khác, …
Bước 4: Nhận kết quả
Theo thời gian được quy định trong giấy hẹn, người đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để nhận kết quả.