Đầu tiên, hiện nay không còn quy định phải xin giấy phép nhập khẩu để nhập khẩu mặt hàng này. Song để nhập khẩu củ sâm tươi vào Việt Nam công ty cần lưu ý về vấn đề kiểm dịch:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, cụ thể như sau:
“Điều 2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
1. Cây và các bộ phận còn sống của cây.
2. Củ, quả tươi.
3. Cỏ và hạt cỏ.
…”
Theo đó, để nhập khẩu củ sâm tươi công ty cần làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Thủ tục kiểm dịch thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT).
Sau khi đã hoàn tất thủ tục kiểm dịch thực vật, công ty thực hiện thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa về nước.
Về thủ hai hải quan: Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16. Hồ sơ hải quan, Điều 18. Khai hải quan nêu tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.