Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #573352 03/07/2021

    leehyelin

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:03/07/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Tôi có một (1) con ngoài giá thú, con sinh năm 2014( hiện nay bé 7 tuổi) , giấy khai sinh của con không có tên cha. Đến nay tôi đã kết hôn với nguời nước ngoài, và chồng tôi muốn nhận con gái riêng của tôi làm con nuôi, và tôi muốn bổ sung tên Cha dượng vào giấy khai sinh của con,  Vậy tôi cần làm những thủ tục gì ạ? 

     
    1231 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn leehyelin vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #573923   26/07/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Chào Chị, 

    Theo điểm b khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 thì trường hợp của Chị là nhận nuôi con nuôi đích danh

    "2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

    a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;"

    Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 chị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    Đơn xin nhận con nuôi;
    Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
    Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
    Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
    Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
    Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
    Phiếu lý lịch tư pháp;
    Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
    Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh ;

     

    Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

     

    Theo Điều 17 Nghị định 19/2011/BTP quy định trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

     

    Hồ sơ của người giới thiệu làm con nuôi nước ngoài được quy định tại điều 32 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

     
    Giấy khai sinh;
    Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
    Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
    Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
     
    Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thì trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa mẹ đẻ của cháu bé và cha nuôi của cháu bé, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.

     

    Cập nhật bởi Hong312 ngày 26/07/2021 01:08:27 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/07/2021)
  • #579631   25/01/2022

    Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gửi Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
    - Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    - Sau khi kiểm tra, nếu thấy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #579840   28/01/2022

    Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:

    • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

    • Người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

    • Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

    Để nhận con nuôi tại Việt Nam, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

    • Đơn xin nhận con nuôi;

    • Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

    • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

    • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

    • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

    • Phiếu lý lịch tư pháp;

    • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Lưu ý:

    • Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự;

    • Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

    • Trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó;

     Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thì giấy tờ nhận con nuôi là người Việt Nam bao gồm:

    • Đơn xin nhận con nuôi;

    • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    • Phiếu lý lịch tư pháp;

    • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #581443   17/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Chào chị, về trường hợp của chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Thứ nhất, đối với việc chồng chị muốn nhận con riêng của chị làm con nuôi.

    Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau :

    “Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

    a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

    b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

    c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

    d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

    đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

    3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

    4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.”

    Như vậy, trường hợp nhận con nuôi của anh chị là nhận con nuôi đích danh và có yếu tố nước ngoài. Theo đó, anh chị cần chuẩn bị các giấy tờ để làm thủ tục nhận con nuôi có yếu tổ nước ngoài theo quy định tại Điều 31 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

    1. Đơn xin nhận con nuôi;

    2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

    4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

    5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

    6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

    7. Phiếu lý lịch tư pháp;

    8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

    Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp trực tiếp tại Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp). Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm. (Điều 17 Nghị định 19/2011/BTP)

    Thứ hai, đối với việc bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con chị.

    Khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Do giấy khai sinh của con bạn chưa có thông tin người cha nên thủ tục được áp dụng là thủ tục bổ sung hộ tịch. Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014, anh chị cần lưu ý một số vấn đề như sau:

    - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: UBND xã nơi trước đây đã đăng ký khai sinh hoặc UBND xã nơi đang cư trú;

    - Hồ sơ bao gồm:

    + CMND, CCCD, Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh khác;

    + Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;

    + Tờ khai theo mẫu;

    + Các giấy tờ có liên quan: Giấy khai sinh có thông tin cần bổ sung, Giấy chứng nhận nuôi con nuôi và các tài liệu khác có liên quan trong trường hợp cụ thể.

    Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch hợp lệ, công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào sổ hộ tịch, giấy khai sinh và báo cáo Chủ tịch UBND có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaophuongg24 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022)
  • #586278   27/06/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Theo Điểm a Khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định như sau:

    Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    [...]

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

    a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

    [...]"

    Theo đó, chồng của bạn được phép nhận con ngoài giá thú của bạn là con nuôi.

    Tuy nhiên, người nhận nuôi con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

    Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

    2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

    Về hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 14 Nghị định 19/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP như sau:

    Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

    Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ được lập theo quy định tại Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:

    1. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.

    Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.

    2. Đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu, thì phải có các văn bản sau đây:

    a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi;

    b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

    3. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.”

    Về thủ tục nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Theo Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP có quy định như sau:

    Điều 17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài

    Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

    1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

    2. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.

    3. Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.

    Trường hợp của bạn, mình gửi bạn một số thông tin tham khảo như trên nhé!

     
     
    Báo quản trị |  
  • #586546   28/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Trả lời bạn về vấn đề trên như sau:

    Trước hết là về điều kiện đối với người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010

    Bên cạnh đó, Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định hồ sơ của người nhận con nuôi như sau:

    1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    a) Đơn xin nhận con nuôi;

    b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

    d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

    đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

    e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

    g) Phiếu lý lịch tư pháp;

    h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

    2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

    3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

    Mình gửi bạn thông tin để bạn có thể tham khảo.

     
    Báo quản trị |