Với trường hợp của bạn tôi có một số ý kiến như sau:
· Trường hợp thứ nhất, là anh A và chị B đã đủ tuổi đăng kí kết hôn nhưng chưa đi đăng kí kết hôn.
- Trong trường hợp này, theo điều 9 luật hôn nhân- gia đình 2014 quy định về đăng kí kết hôn :
“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Như vậy, theo quy định này thì 2 người đã sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Khi đó, nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết và tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục chung.
Theo quy định tại điều 14- luật hôn nhân- gia đình 2014 về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Như vậy, trường hợp này quyền và nghĩa đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
- Thứ nhất, về việc nuôi con.
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.
Theo quy định tại mục 1 chương V – luật hôn nhân- gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ giũa cha mẹ và con thì
1. Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ 07 tuổi trở lê thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom , chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Thứ hai, về việc chia tài sản chung.
Theo quy định tại điều 16- luật hôn nhân- gia đình 2014:
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
- Tài sản chung sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của 2 bên , nếu không được sẽ giải quyết theo bộ luật dân sự và các quy định khác.
* Trường hợp thứ hai, là anh A và chị B đã đăng lí kết hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này 2 ng sẽ thực hiện thủ tục ly hôn.
Quá trình ly hôn theo luật định.
Vì em bé được gần 1 tuổi nên theo quy định tại khoản 3 điều 81- luật hôn nhân- gia đình
“2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom , chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” Thì chị B sẽ được quyền nuôi đứa bé.
Trên đây là ý kiến của tôi bạn có thể tham khảo.
[ Vũ Thị Hà Phương] Công ty luật Việt Kim ( www.vietkimlaw.com)
M: (+ 84-4 ) 899.888
E: luatvietkim.@gmail.com
Ad: tầng 5 tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ lại, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.
Trân trọng!