Thủ tục khiếu nại quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân

Chủ đề   RSS   
  • #589963 24/08/2022

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Thủ tục khiếu nại quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân

    Theo Điều 36 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 có quy định về người có quyền khiếu nại đối với quyết định của Tòa án như sau:

    Điều 36. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án

    1. Người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án trong việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thì có quyền kiến nghị, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đề nghị thì có quyền kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật.”

    Theo Điều 37 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 có quy định thời hạn khiếu nại quyết định của Tòa án như sau:

    Điều 37. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án

    1. Thời hạn khiếu nại của người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp họ vắng mặt tại phiên họp hoặc trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền khiếu nại đối với quyết định đó thì thời hạn khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.

    Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có quyền khiếu nại không thể thực hiện quyền khiếu nại đúng thời hạn thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại.

    2. Thời hạn kiến nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án công bố quyết định; trường hợp Tòa án không mở phiên họp và ra quyết định mà Pháp lệnh này quy định được quyền kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định đó thì thời hạn kiến nghị, kháng nghị là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.

    Theo Điều 38 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 có quy định về thủ tục khiếu nại quyết định của Tòa án như sau:

    Điều 38. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án

    1. Người khiếu nại phải gửi đơn đến Tòa án đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ khiếu nại.

    2. Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ kiến nghị, kháng nghị gửi đến Tòa án đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

    Theo Điều 39 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 có quy định thủ tục giải quyết khiếu nại của Tòa án như sau:

    Điều 39. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án

    1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp huyện đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải gửi đơn hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản việc khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.

    2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, kiến nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.

    3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp cho những người quy định tại khoản 4 Điều này.

    4. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có sự tham gia của những người sau đây:

    a) Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của người khiếu nại;

    b) Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền;

    c) Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp;

    d) Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp.

    5. Trường hợp một trong những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này.

    Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

    6. Người khiếu nại rút khiếu nại hoặc người kiến nghị rút kiến nghị hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án đình chỉ việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định đã bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực thi hành.”

     
     
    902 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tlthuthao21899 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận