THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

Chủ đề   RSS   
  • #448049 25/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    THỦ TỤC HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

    Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Đây là tranh chấp thường xảy ra trong các doanh nghiệp hiện nay khi các bên có mâu thuẫn về quyền và lợi ích mang tính cá nhân, riêng lẻ.

     

    Trước tiên, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 200 Bộ luật lao động 2012:

     

    - Hoà giải viên lao động.

     

    - Toà án nhân dân.

     

    Thủ tục bắt buộc các tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ một số trường hợp đặc biệt không buộc trải qua hòa giải quy định tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012.

     

    a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

     

    Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân. Thủ tục hòa giải có thể chia làm 4 bước:

     

    Bước 1. Gửi đơn yêu cầu cho hòa giải viên

     

    Khi người lao động và người sử dụng lao động xảy ra tranh chấp thì gửi đơn yêu cầu hòa giải cho hòa giải viên để tiến hành thủ tục hòa giải.

     

    Bước 2. Tiến hành hòa giải

     

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

     

    Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

     

    Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng và đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp giữa các bên.

     

    Bước 3. Lập biên bản hòa giải

     

    Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

     

    Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

     

    Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

     

    Bước 4. Gửi biên bản hòa giải

     

    Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

     

    Lưu ý: Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc từ ngày nhận đơn yêu cầu hòa giải mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

     
    9130 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (26/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448066   26/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cảm ơn bài viết của tác giả.
    Cho mình hỏi thêm là đối với các trường hợp không cần phải tiến hành hòa giải thì sẽ bước vào giải quyết tranh chấp trực tiếp bởi cơ quan có thẩm quyền luôn phải không ạ? Mình cám ơn.

     
    Báo quản trị |