Thủ tục để cháu thuộc hàng thừa kế thứ ba nhận di sản từ chú bác

Chủ đề   RSS   
  • #565901 31/12/2020

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Thủ tục để cháu thuộc hàng thừa kế thứ ba nhận di sản từ chú bác

    Làm ơn cho tôi hỏi: một người cháu họ, không thuộc 3 hàng thừa kế theo pháp luật, được chú để lại cho sổ tiết kiệm 100 triệu đồng để lo mai, an táng, giỗ chạp... cho chú khi cú mất. Nhưng chú chưa kịp viết di chúc gì cả thì đã mất. KHi chú mất thì người cháu đã tự bỏ tiền của mình lo mai táng, an táng, chôn cất, xây mồ yên mả đẹp và vẫn đang cúng giỗ chú. Người chú không còn một ai theo 3 hàng thừa kế( Bố mẹ đã chết, anh chị em không có, vợ không có, con không có). Làm thế nào để ngân hàng cho người cháu rút tiền trong sổ tiết kiệm như nguyện vọng của người chú được?. Xin các bạn tư vấn giùm tôi.

     
    1044 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565917   31/12/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 Quy định:
     
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
     
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
     
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
     
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
     
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
     
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
     
    Như vậy, nếu chú chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật, lúc này nếu cháu là người thừa kế duy nhất thì người này sẽ nhận di sản.
     
    Thủ tục: Gia đình liên hệ UBND xã để làm văn bản khai nhận di sản thừa kế, sau khi xác định được người thừa kế hợp pháp thì có thể cầm văn bản đó đến ngân hàng để rút tiền tiết kiệm.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #565965   31/12/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Theo điểm c khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật:

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: ... cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Theo như thông tin anh cung cấp thì hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai không có ai cả, cháu chú ruột là hàng thừa kế thứ ba, do đó, di sản của chú ruột sẽ được cháu thừa kế theo pháp luật (không phải thừa kế theo di chúc). 

    Người cháu làm thủ tục khai nhận di sản, thủ tục này làm tại văn phòng công chứng.

    Sau khi có văn bản khai nhận di sản (đã được niêm yết tại UBND cấp xã) thì ngân hàng có quyền cho người cháu rút tiền từ tài khoản của người chú.

    Giả sử, hàng thừa kế thứ ba còn có những người khác thì những người thừa kế làm biên bản phân chia di sản, những người kia từ chối nhận di sản, để di sản lại cho duy nhất người cháu này thôi. Người cháu này dùng biên bản phân chia di sản, đi khai nhận di sản như đã đề cập trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #575120   31/08/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo Điểm c Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hàng thừa kế thứ 3 như sau:

    Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì đứa cháu này chỉ là cháu họ, không phải cháu ruột, không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào cả và đồng thời cũng không có di chúc để lại. Đối với trường hợp này thì Điều 622 Bộ luật này có quy định về trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế, cụ thể:

    Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

    Theo quy định này thì di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Cho nên theo mình thì sẽ không thể liên hệ ngân hàng để rút tiền tiết kiệm được.

     
    Báo quản trị |