Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất 2019

Chủ đề   RSS   
  • #512905 28/01/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế mới nhất 2019

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên, bao gồm sáng chế là sản phẩm dưới dạng một kết cấu như máy móc, thiết bị, linh kiện, dụng cụ, v.v., sáng chế là sản phẩm dưới dạng một chất như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm v.v., sáng chế là quy trình như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, sản xuất, chế tạo, v.v.

    Việc tạo ra một sáng chế không đơn giản, nó đòi hỏi phải bỏ ra một khối lượng thời gian, công sức và tiền bạc đáng kể, tuy nhiên việc bắt chước sau đó lại quá dễ dàng, do vậy ngay sau khi tạo ra thành công một sáng chế việc phải làm tiếp theo là xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế đó. Vậy làm thế nào để xác lập bảo hộ về sở hữu trí tuệ cho sáng chế ấy.

    Việc đăng kí sáng chế phải được thực hiện theo các bước và trình tự sau đây:

    1. Điều kiện để được công nhận đăng kí sáng chế

    Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế. Những người thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được quyền đăng ký sáng chế:

    - Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

    - Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

    - Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

    - Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

    - Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

    - Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;

    Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
     

    2. Điều kiện đối với sáng chế được đăng kí bảo hộ

    Không phải tất cả các sáng chế đều có thể được đăng kí bảo hộ sáng chế, chỉ những sáng chế có đặc tính liệt kê dưới đây mới có quyền này:

    - Có tính mới;

    - Có trình độ sáng tạo;

    - Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    Trình tự, thủ tục đăng ký, trình tự thực hiện:

    - Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

    - Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

    - Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

    + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

    + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

    - Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

    - Thẩm định nội dung đơn:

    + Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;

    + Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

    - Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

    + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

    + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

    - Cách thức thực hiện: Việc thực hiện có thể thông qua hai hình thức.

    + Thứ nhất, có thể nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

    + Thứ hai, đơn này có thể được nộp thông qua bưu điện.

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    + Tờ khai (02 bản theo mẫu);

    + Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

    + Yêu cầu bảo hộ (02 bản);

    + Các tài liệu có liên quan (nếu có);

    + Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

    - Thời hạn giải quyết:

    + Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

    +Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;

    + Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

    - Lệ phí:

    + Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.

    + Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.

    + Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.

    + Phí tra cứu: 120.000 đồng.

    + Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.

    + Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;

    - Nghị định 103/2006/NĐ-CP;

    - Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

    - Thông tư 263/2016/TT-BTC.

    .

     

     

     

     

    Đây là chữ ký

     
    2044 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận