Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.
Xác định giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo Điều 52 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây
Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
Trường hợp không có người giám hộ quy định nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
Trường hợp không có người giám hộ quy định tại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Theo Khoản 3, Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Các điều kiện để trở thành người giám hộ gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Theo Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Thủ tục cho nhận con nuôi bắt buộc phải có sự đồng ý của người giám hộ đương nhiên
Việc giám hộ đều phải được đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc của người giám hộ theo khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015
Theo quy định này, việc đăng ký giám hộ là yêu cầu bắt buộc. Trong trường hợp giám hộ đương nhiên nếu không đăng ký thì vẫn phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người giám hộ với người được giám hộ: Chăm sóc, giám dục, nuôi dưỡng người được giám hộ.
Về thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên, Điều 20, Điều 21 Luật Hộ tịch quy định, hiện có hai trường hợp đăng ký giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử, chỉ định.
Theo Điều 21, Điều 33 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi
Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày
Theo Điều 33 Luật nuôi con nuôi 2010 trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Vậy người giám hộ đương nhiên thường là người có quan hệ huyết thống với người được giám hộ, để thực hiện thủ tục cho nhận con nuôi thì phải có sự đồng ý của người giám hộ đương nhiên và thỏa mãn được các điều kiện được nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật