Thử súng làm chết 1 người: Nhiều “hình phạt” đang đợi

Chủ đề   RSS   
  • #562104 04/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thử súng làm chết 1 người: Nhiều “hình phạt” đang đợi

    Thử súng làm chết người

    Thử súng làm chết người - Ảnh minh họa

    Mua súng về để bắn chim nhưng khi thử súng lại không biết bên trong vẫn còn đạn và vô tình bắn tử vong người khác, như vậy người bắn sẽ đối mặt với những trách nhiệm gì?

    Thứ nhất, phạm tội Vô ý làm chết người

    Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

    “Điều 128. Tội vô ý làm chết người

    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

    Ở đây người bắn súng không có chủ đích muốn tước đi mạng sống của người khác, tuy nhiên hậu quả trên thực tế đã xảy ra và người này bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Với tội này mức án có thể lên đến 5 năm tù.

    Thứ hai, phạm các tội liên quan đến Sử dụng vũ khí trái phép

    Hành vi sử dụng súng này hoàn toàn là trái phép vì không nằm trong phạm vi công vụ, nhiệm vụ vì chưa biết được tính chất loại vũ khí người này sử dụng, những tội mà người này có thể phải đối mặt là:

    - Tội sử dụng vũ khí quân dụng: Mức phạt đến 12 năm tù giam khi làm chết người (Khoản 2 Điều 304 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

    - Tội sử dụng trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ: Mức phạt đến 5 năm tù giam khi làm chết người (Khoản 2 Điều 306 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

    Đối với những tội này, khi hành vi vi phạm làm chết nhiều hơn 1 người, tùy mức độ mà hình phạt có thể tăng lên.

    Thứ ba, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    Quy định tại điều 591 và 593 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi tính mạng của một người bị xâm phạm, người gây thiệt hại phải:

    - Thanh toán các chi phí mai táng, cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng

    - Bồi dưỡng về tinh thần bằng cách thỏa thuận với gia đình người bị thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa sẽ xét xử và đưa ra mức bồi thường (cao nhất bằng 100 lần mức lương cơ sở)

    - Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi

    - Cấp dưỡng hết đời nếu con của người bị thiệt hại đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

    Thứ tư, đối mặt với Tòa án lương tâm, dư luận xã hội

    Đối với những hành vi làm chết người do thiếu cẩn trọng, đặc biệt khi bản thân lại có chức vụ, chức danh và đã được đào tạo sử dụng súng, việc bị xã hội lên án, chê trách là điều không thể tránh khỏi.

    Kể cả khi dư luận lắng xuống, sự ám ảnh trong lương tâm của người phạm tội có thể đi theo họ suốt đời.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 04/11/2020 10:00:07 SA
     
    1818 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận