Khoảng chừng 5 năm trước đây, ở quê tôi có đợt giải tỏa bồi thường đất đai. Lúc đó có một người đàn bà nông dân cứ khăng khăng bám đất. Trong số cán bộ tham gia vận động giải tỏa có một người từ nơi khác đến. Bất lực trước sự kiên quyết của người nông dân. Ông nói “ cái miếng đất cằn cỗi của bà một năm làm được bao nhiêu tiền mà bà giữ, tiền bồi thường nhiều gấp mấy trăm lần còn gì?”
Xem thêm:
- LUẬT SƯ PHÂN TÍCH TỘI DANH ĐOÀN VĂN VƯƠN
- Ông Vươn bị đề nghị truy tố tội giết người
- Hải Phòng: Nổ mìn, xả súng trong buổi cưỡng chế, 6 chiến sĩ trọng thương
Người đàn bà gào lên đau đớn : “ Ông có biết đây là đất tổ tiên để lại mấy đời để lại không? Ông có biết bao nhiêu năm bị giặc Mỹ càn quét, dày xéo mà bọn tui cũng không bỏ đi không? Ông tưởng vì mấy đồng bạc của ông mà tôi bỏ đi được hả”.
Sau những lời nói như ứ nghẹn tâm can, người đàn bà nông dân ôm mặt khóc, chồng chị và mấy đứa con cũng không kìm được nước mắt. Và có vẻ như, người tham gia giải tỏa cũng không khỏi chạnh lòng, họ đã hiểu tình yêu đối với đất của người nông dân. Đối với người nông dân, đất đai là máu thịt.
Ngày mai, vụ án “ Giết người, chống người thi hành công vụ” sẽ được xét xử với ông Đoàn Văn Vươn và 6 người trong gia đình. ( xem tin trên Dân Việt)Hành động của ông Đoàn Văn Vươn xuất phát từ việc thu hồi đất trái luật của UBND huyện Tiên Lãng. Qua sự việc này, có thể thấy tình yêu với đất đai của người nông dân lớn đến mức họ sẵn sang sống chết với nó. Và cũng thấy rằng, quản lý đất đai là một vấn đề hệ trọng, câu hỏi đặt ra là làm sao người dân phải thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình.
Có một nguyên tắt bất di bất dịch là : “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”. Vì vậy,là những người trong ngành luật, mong các thành viên đưa ra các ý kiến thử bào chữa cho a Vươn trong phiên tòa sắp tới.
Nước ta bắt đầu từ nền văn minh lúa nước, bất kì ai cũng có tổ tiên gốc là nông dân. Vì vậy, bao dung với những người nông dân bảo vệ quyền làm chủ mảnh đất cũng là cái tình cần có đối với gốc gác. Làm sao có thể thờ ơ với số phận của người nông dân khi họ chính là hậu phương, là một phần làm nên máu thịt của mình. Quay lưng với người nông dân chẳng khác nào chối bỏ quá khứ.
HĐXX nhận thấy rằng:
- Bị cáo Đoàn Văn Vươn có vai trò chủ mưu trong việc lên kế hoạch, bàn bạc kế hoạch chống đối lực lượng cưỡng chế; trực tiếp mua 1 khẩu súng hoa cải, hướng dẫn Quý làm mìn...
- Bị cáo Đoàn Văn Quý vừa tham gia bàn bạc vừa thừa hành tích cực, bố trí mìn, sử dụng súng bắn. Bị cáo này cũng thực hiện hành vi rất quyết liệt nên vai trò thứ 2 sau bị cáo Vươn.
- Bị cáo Đoàn Văn Sịnh cũng tham gia bàn bạc, góp tiền mua súng, nắm tình hình… với vai trò giúp sức.
- Bị cáo Đoàn Văn Vệ tham gia giúp sức ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, song đã tự ý chấm dứt hành vi phạm tội của mình giữa chừng.
- 2 bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương tham gia theo sự chỉ đạo của Vươn, Quý đã tham gia làm hàng rào, trải rơm để ngăn cản đoàn cưỡng chế; tổ chức di chuyển người, tài sản để thuận lợi cho việc chống đối đoàn cưỡng chế.
HĐXX khẳng định, đoàn công tác (tức người bị hại trong vụ án) có đủ điều kiện để khẳng định là những người thi hành công vụ.
Tòa tuyên án:
Các bị cáo sau phạm tội “Giết người” theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
- Đoàn Văn Vươn (SN 1963) bị tuyên phạt 5 năm tù;
- Đoàn Văn Quý (1966): 5 năm tù;
- Đoàn Văn Sịnh (SN 1957): 3 năm 6 tháng tù;
- Đoàn Văn Vệ (SN 1974): 2 năm tù
Các bị cáo sau phạm tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự
- Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng
- Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng
Cập nhật bởi themiracle ngày 05/04/2013 05:23:08 CH
Edited