Theo quy định tại thông tư liên tịch06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT thì từ 15/5 tới sẽ xử phạt người tham gia giao thông có hành vi đội mũ bảo hiểm giả (mũ không đạt chất lượng).
Quy định này hướng tới mục tiêu:
-
Bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông, hạn chết chấn thương và chết do bị va chạm vùng đầu;
-
Triệt tiêu nguồn cầu mũ bảo hiểm giả để đập tan nguồn cung mũ bảo hiểm giả;
-
Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng phát triển, góp phần vào nguồn thu tăng thêm cho ngân sách nhà nước.
Rõ ràng, các mục tiêu trên là hoàn toàn thiết thực. Vừa qua ông Trần Hùng – phó trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) đề nghị: “QLTT sẽ phối hợp với Cảnh sát giao thông xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm giả tại một số tuyến phố thí điểm”. Sáng kiến của ông Hùng sẽ có thêm hai cái lợi mới là vừa tăng thêm việc làm cho đội ngũ khổng lồ cán bộ QLTT, vừa tăng thu ngân sách nhà nước từ tiền phạt.
Tuy nhiên, việc phạt dân trong trường hợp này thì nhiều trường hợp OAN lắm, vì người dân mua mũ bảo hiểm không biết nó là mũ giả thì sao (họ bị người bán lừa) giờ bị phạt nữa thì thật đáng thương. Có lẽ, đi trái lại mục tiêu của Luật bảo vệ người tiêu dùng; còn trách nhiệm của QLTT là gì trong việc tồn tại hàng giả, kém chất lượng trên thị trường nói chung và mũ bảo hiểm giả nói riêng.
Nếu theo dòng tư duy logic này của các cơ quan chức năng thì liệu một ngày nào đó Bốn bộ: Không phải là Khoa học & Công nghệ mà thay vào đó là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông & Vận tải sẽ ban hành thông tư liên tịch 06b (thông tư liên tịch 06 phiên bản 2) quy định xử phạt hành vi tham gia giao thông mà mặc áo ngực dõm hay không?
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi trong lịch sử pháp lý nước nhà có lần Bộ Y tế đã ban hành quyết định33/3008/QĐ-BYT quy định đối với nữ “ngực lép” không được cấp giấy phép lái xe.
Nếu thông tư liên tịch 06b ra đời thì QLTT sẽ làm sao giúp cảnh sát giao thông điểm mặt ai mặc áo ngực giả mà xử phạt. Có lẽ, “trong cái khó ló cái khôn” vì trước kia Bộ Y tế còn đo được vòng ngực mà! Khi đấy QLTT có thể tham khảo kinh nghiệm của chuyên gia Bộ Y tế.
Kết luận: “Vì dân hay hại dân” vẫn là câu hỏi nhỏ đang chờ lời đáp lớn, phải chăng ranh giới của nó là rất mong manh và dễ bị lạm dụng hay không?
Tham khảo thêm:
- http://danluat.thuvienphapluat.vn/tu-15-5-toi-doi-mu-bao-hiem-gia-se-bi-xu-phat
- http://danluat.thuvienphapluat.vn/csgt-khong-xu-phat-doi-mu-bao-hiem-gia-la-vi-pham-phap-luat
- http://danluat.thuvienphapluat.vn/khong-chinh-chu-8-gio-nguc-lep