Thông tư hướng dẫn tiền lương theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Chủ đề   RSS   
  • #379455 16/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Thông tư hướng dẫn tiền lương theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang trong thời gian tiếp nhận ý kiến sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Thông tư này. Tại Thông tư này, một số nội dung được làm rõ:

    1. Chi tiết cụ thể các khoản phụ cấp lương

    - Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, như môi trường lao động có nhiệt độ không khí, bức xạ, độ ẩm, tốc độ gió, áp lực không khí, nồng độ hơi khí độc, nồng độ bụi, tiếng ồn, siêu âm, rung xóc, bức xạ điện từ, bức xạ ion hóa, các sinh vật có hại cho sức khỏe; tính chất công việc ảnh hưởng đến tâm sinh lý lao động như làm biến đổi tim mạch và hô hấp, vị trí và tư thế lao động gò bó không thuận lợi, nhịp điệu cử động cơ thể nhiều, đơn điệu, thị giác, thần kinh căng thẳng, mệt mỏi.

    - Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, mối quan quan hệ công tác, giao tiếp, sự phối hợp của người lao động trong quá trình làm việc, sự sáng tạo của người lao động để đáp ứng công việc.

    - Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ,  nơi khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.

    - Bù đắp các yếu tố để mức độ thu hút lao động, như thu hút người đến làm ở vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, làm những công việc khả năng cung ứng lao động của thị trường còn hạn chế, khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, hăng say để có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

    2. Cụ thể cụm từ “tiền thưởng”, “các khoản hỗ trợ, trợ cấp”

    - Tiền thưởng là khoản tiền được trích từ lợi nhuận sau thuế của người sử dụng lao động để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ, đột xuất cho người lao động trên cơ sở năng suất lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

    - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp là các khoản mà người sử dụng lao động hỗ trợ, trợ cấp cho người lao động, nhưng không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, như: ma chay, hiếu, hỉ, sinh nhật, hoặc các khoản hỗ trợ, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn.

    3. Quy định về việc trả lương đối với Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

    Mức lương theo công việc hay chức danh trong thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương thực hiện theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

    4. Mức lương tiền lương tối thiểu

    - Mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động, thời giờ làm việc bình thường và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    - Tiền lương trả cho người lao động hoàn thành khối lượng và chất lượng công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm).

    5. Hình thức trả lương áp dụng cho từng đối tượng

    - Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ), áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; những người làm các công việc theo dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và những người làm các công việc mà trả lương thời gian có hiệu quả hơn các hình thức trả lương khác.

    - Tiền lương theo sản phẩm, áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người lao động, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.

    - Tiền lương khoán, áp dụng đối với cá nhân hoặc tập thể người lao động, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

    Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.

    Xem chi tiết dự thảo Thông tư này tại đây.

     
    8926 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ldvamateur (17/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #379642   17/04/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Cảm ơn bạn nguyenanh1292 đã cung cấp thông tin sớm.

    Chờ thông tư hướng dẫn để rõ hơn về nội dung "đối với người lao động hưởng lương theo ngày". Nhưng nay đọc dự thảo thông tư, tôi vẫn như "chim chích vào rừng rậm" vậy.

    Ở nội dung cuối của ví dụ 1:

    "- Tiền lương làm thêm 01 giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả ít nhất là:

    30.000 đồng/giờ x 300% = 90.000 đồng/giờ (Chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động đối với trường hợp anh B hưởng lương theo ngày)."

    Trong khi ví dụ 1 này đã xác định anh B hưởng lương theo tháng là 5.760.000 đồng/tháng, vậy thì phải chăng 90.000 đồng này đã bao gồm cả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương?

    Mong sao các nhà làm luật có cách diễn đạt khác để người "chậm hiểu" như tôi dễ hiểu hơn thì tốt quá (như cách hành văn tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC). Nếu có quy định riêng với trương hợp người hưởng lương theo ngày thì tách ra thành nội dung riêng.

     
    Báo quản trị |  
  • #379656   17/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Theo mình, bạn RIA1 nên suy nghĩ vấn đề đơn giản hơn.

    Trong ví dụ cũng xác định anh này hưởng lương tháng, và việc tính hưởng lương làm thêm theo ngày, giờ cũng bằng lương tháng chia cho số ngày và giờ làm việc bình thường. Việc sử dụng cụm từ hưởng lương theo ngày là một cách nói để người đọc hiểu rằng, đó là tiền lương một ngày làm việc bình thường mình nhận được.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #379661   17/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Theo tôi thì "hưởng lương theo ngày" hoàn toàn khác với "tiền lương của 1 ngày", không thể suy diễn như vậy được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hvquyen1 (20/04/2015)
  • #379907   20/04/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Tôi rất đồng quan điểm với bạn ntdieu.

    Điều 95 Bộ Luật lao động 2012 cũng đã phân biệt hưởng lương giờ, ngày, tuần, tháng đấy bạn nguyenanh1292 ah. Chỉ có điều không có định nghĩa rõ ràng thôi.

    Hay các nhà làm luật cũng có quan điểm như bạn nguyenanh1292 nên hành văn như thế?

    Túm lại là cách hành văn này làm tôi chưa phân biệt được:

    - Người lao động hưởng lương theo ngày thì ngoài 300% còn được hưởng 100% lương ngày lễ = 400% ===> đúng theo nội dung văn bản quy định và tôi đã hiểu.

    - Người lao động hưởng lương tháng thì trong lương tháng đã có 100% lương ngày lễ rồi, vậy còn được hưởng 200% hay vẫn hưởng đủ 300% để có tổng là 400%? ===> tôi chưa hiểu.

    Nếu vẫn hưởng đủ 300% thì sao không tách quy định bổ sung với đối tượng hưởng lương theo ngày thành nội dung riêng (ví dụ như: Đối với người lao động hưởng lương theo ngày, ngoài mức 300% này còn được hưởng nguyên lương ngày lễ...) mà lại viết liền cụm từ "...đối với người lao động hưởng lương ngày" vào cuối đoạn văn đó như vậy?

    Rất mong mọi người cho ý kiến giúp tôi làm rõ vấn đề này.

    Trân trọng cảm ơn trước.

     
    Báo quản trị |  
  • #379914   20/04/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Em lại nghĩ như thế này các anh chị ạ,

    Tùy theo tính chất công việc, mà các doanh nghiệp lựa chọn cho người lao động hưởng lương theo thời gian hay hưởng lương theo khoán sản phẩm. Việc hưởng lương theo thời gian được chia ra hưởng lương theo giờ, ngày, tháng cũng chỉ là hình thức nhận lương thôi.

    Ví như một người lao động làm việc được 02 giờ rồi nhận lương, hoặc làm xong việc ngày nào thì nhận lương ngày đó, tương tự việc nhận lương theo tháng cũng vậy.  

    Đem 02 trường hợp làm việc nhận tiền lương theo giờ và làm việc nhận lương theo tháng ra làm so sánh. Nếu người làm việc nhận tiền theo giờ làm đúng số ngày mà người làm việc nhận tiền theo tháng thì lương cũng bằng nhau.

    Việc hưởng lương làm việc ngày lễ quy định tại Bộ luật lao động cũng là một cách gọi để dễ dàng tính lương cho người lao động làm việc ngày đó thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #380002   21/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Trước đây tôi đã viết 1 bài thảo luận về việc thế nào là "hưởng lương ngày", nó ở đây

     
    Báo quản trị |  
  • #380151   21/04/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Ngay từ khi ban hành Bộ Luật lao động 2012, đến khi Nghị định 05/2015 ra đời và đến nay sắp ra đời Thông tư hướng dẫn, tôi đã viết khá nhiều bài thảo luận về nội dung này (xin lỗi chưa có thời gian để tìm những bài viết dẫn chứng ra đây).

    Nếu xét về nghĩa câu từ của văn bản, thì cả Bộ Luật, rồi Nghị định và đến Thông tư, theo quan điểm của tôi thì quy định mức 300% không kể lương ngày lễ được hưởng lương đều chỉ thiên về đối tượng người lao động hưởng lương ngày.

    Mà theo tôi, người lao động hưởng lương ngày là ngày nào có việc thì NSDLĐ gọi NLĐ đi làm việc và được trả lương ngày đó, ngày nào không có việc thì nghỉ. Nó khác hoàn toàn với tiền lương của 1 ngày làm việc (bằng lương tháng chia cho 22, 24 hoặc 26 ngày). Có thể từ lý do này mà nếu NSDLĐ gọi NLĐ đi làm vào ngày lễ thì phải trả cao hơn, vì lương của những ngày làm việc kia không bao gồm lương những ngày lễ như đối với NLĐ hưởng lương tháng ===> chẳng biết có đúng vậy không?

    Từ năm 2013, tôi đã đặt câu hỏi này với giảng viên lớp tập huấn về Bộ Luật lao động, nhưng chưa có câu trả lời, hẹn trả lời qua mail, nhưng tôi mấy lần gửi mail nhắc lại nhưng vẫn không có hồi âm.:(

    Trong khi quan điểm của một số bạn (hầu như các bài viết của tôi về nội dung này có rất ít người tham gia ý kiến) cho rằng quy định này chung cho mọi đối tượng.

    Đến nay tôi vẫn rất phân vân không biết áp dụng như thế nào cho đúng? Nếu tính trả 300% không kể lương ngày lễ đã trả trong lương tháng, mà giả sử chế độ quy định đúng như quan điểm của tôi hiểu về nội dung điều luật thì đó là điều tai hại cho tôi.

    Chưa có điều luật nào lại khiến tôi khó hiểu và phân vân như điều khoản này.

    Mong rằng bạn nào có thông tin chính xác về vấn đề này hãy cho tôi cùng mọi người biết với.

    Trân trọng cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |