Thông tư hướng dẫn Nghị định 134/2015/NĐ-CP về BHXH tự nguyện

Chủ đề   RSS   
  • #412126 04/01/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Thông tư hướng dẫn Nghị định 134/2015/NĐ-CP về BHXH tự nguyện

    Để kịp thời hướng dẫn Nghị định 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện, sắp tới, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Điều 76 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 134 này.

    Thông tư hướng dẫn Nghị định 134/2015/NĐ-CP

    Theo đó, Thông tư này có một số nội dung quan trọng như sau:

    1. Về đối tượng áp dụng:

    Có 02 phương án lựa chọn:

    Phương án 1: Đối tượng áp dụng của Thông tư này là đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

    Phương án 2: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi.

    - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

    - Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân.

    - Người tham gia khác.

    2. Về chế độ hưu trí tự nguyện

    Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu tháng nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng tính là 01 năm:

    Ví dụ 1: Ông A có 28 năm 3 tháng đóng BHXH, hưởng lương hưu từ tháng 10/2016, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

    - Thời gian đóng BHXH của ông A là 28 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của ông A là 28,5 năm.

    - 15 năm đầu tính bằng 45%.

    - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%.

    - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 27% = 72%.

    Ví dụ 2: Bà B có 26 năm 10 tháng đóng BHXH, hưởng lương hưu từ tháng 5/2017, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

    - Thời gian đóng BHXH của bà B là 26 năm 10 tháng, số tháng lẻ 10 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của bà B là 27 năm.

    - 15 năm đầu tính bằng 45%.

    - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%.

    - Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 36% = 81%.

    Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà B được tính mức tối đa bằng 75%.

    Ví dụ 3: Ông C có 29 năm 7 tháng đóng BHXH, hưởng lương hưu từ tháng 6/2019, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

    - Thời gian đóng BHXH của ông C là 29 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 1 năm, nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của ông C là 30 năm.

    - 17 năm đầu tính bằng 45%.

    - Từ năm thứ 18 đến năm thứ 30 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%.

    - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông C là: 45% + 26% = 71%.

    Ví dụ 4: Bà D có 28 năm 01 tháng đóng BHXH, hưởng lương hưu từ tháng 2/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

    - Thời gian đóng BHXH của bà D là 28 năm 01 tháng, số tháng lẻ 01 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của bà D là 28,5 năm.

    - 15 năm đầu tính bằng 45%.

    - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28,5 là 13,5 năm, tính thêm: 13,5 x 2% = 27%.

    - Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà D là: 45% + 27% = 72%.

    Cách tính hưởng chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc

    Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

    Ví dụ 5: Ông Đ có 10 năm đóng BHXH tự nguyện, trước đó có 15 năm đóng BHXH bắt buộc và chưa hưởng BHXH một lần.

    Như vậy, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí của ông Đ là 10 năm + 15 năm = 25 năm.

    Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

    Ví dụ 6: Trường hợp ông Đ ở Ví dụ 5, có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 25 năm, trong đó có 15 năm đóng BHXH bắt buộc. Như vậy, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của ông Đ là 60 tuổi.

    Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định pháp luật về BHXH bắt buộc.

    Ví dụ 7: Bà E có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là 22 năm, trong đó có 20 năm 3 tháng đóng BHXH bắt buộc, trong 20 năm 3 tháng thì có 16 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7. Như vậy, điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của bà E là đủ 50 tuổi.

    Trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH 2014 mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì điều kiện hưởng lương hưu được thực hiện theo điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

    Ví dụ 8: Bà G là Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã, có 15 năm đóng BHXH bắt buộc và đủ 55 tuổi, sau đó bà G bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thêm 2 năm thì có nguyện vọng hưởng lương hưu. Như vậy, bà G được hưởng lương hưu với thời gian tính hưởng lương hưu là 17 năm.

    Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được thực hiện theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

    Ví dụ 9: Ông H có 15 năm đóng BHXH bắt buộc với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5.100.000 đồng/tháng và có 10 năm đóng BHXH tự nguyện với tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là 200.000.000 đồng.

    Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH của ông H là:

    Thời điểm hưởng lương hưu

    Thời điểm hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:

    - Từ tháng liền kề sau tháng người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

    Ví dụ 10: Bà I tính đến tháng 11 năm 2016 đủ 55 tuổi và có 20 năm 9 tháng đóng BHXH. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của bà I được tính kể từ tháng 12/2016.

    - Từ tháng liền kề sau tháng người tham gia BHXH tự nguyện dừng đóng BHXH tự nguyện đối với trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH 2014 mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

    Ví dụ 11: Trường hợp bà G ở Ví dụ 8 sau khi tham gia BHXH tự nguyện đến hết tháng 2/2018 được 2 năm thì dừng đóng và có yêu cầu hưởng lương hưu. Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của bà G được tính từ tháng 3/2018.

    Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

    Ví dụ 12: Ông K tính đến hết tháng 3 năm 2017 đủ 60 tuổi và có 18 năm 5 tháng đóng BHXH, ông K có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đến tháng 6 năm 2017 ông K đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu cho cơ quan BHXH.

    Như vậy, thời điểm hưởng lương hưu của ông K được tính kể từ tháng 7/2017.

    3. Chế độ tử tuất

    (Áp dụng đối với thân nhân của người tham gia BHXH tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc)

    Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất được thực hiện theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ-CP

    Ví dụ 13: Ông L có 52 tháng đóng BHXH tự nguyện, trước đó có 10 tháng đóng BHXH bắt buộc và chưa hưởng BHXH một lần.

    Như vậy, thời gian tính hưởng chế độ tử tuất của ông L là 52 tháng + 10 tháng = 62 tháng.

    Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người tham gia BHXH tự nguyện thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

    Ví dụ 14: Ông L ở Ví dụ 13, có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là 62 tháng, trong trường hợp ông L chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng.

    Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

    Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 134/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

     
    16010 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận