Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính và phân công giải quyết vụ án được quy định như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604685 11/08/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính và phân công giải quyết vụ án được quy định như thế nào?

    Điều kiện để thụ lý vụ án hành chính là căn cứ đầu tiên làm phát sinh mối quan hệ giữa người khởi kiện, người bị kiện với Tòa án. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án cần xem xét một cách toàn diện các điều kiện khởi kiện để quyết định thụ lý hay từ chối giải quyết vụ án.

    Thứ nhất, vụ việc khởi kiện không thuộc các trường hợp trả lại đơn khởi kiện và chuyển đơn khởi kiện.
     
    Thứ hai, người khởi kiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp theo quy định của pháp luật). 
     
    Thứ ba, việc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhận đơn. Mỗi Tòa án đều có thẩm quyền riêng trong giải quyết vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi vụ việc khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình theo quy định tại Điều 31, 32 của Luật TTHC 2015

    Thông báo về việc thụ lý vụ án hành chính

    Theo điều 126 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về việc thông báo thụ lý vụ án hành chính đó là

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau:

    Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;

    Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;

    Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;

    Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;

    Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn;

    Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;

    Thời hạn người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) cho Tòa án;

    Hậu quả pháp lý của việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện.

    Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính

    Căn cứ Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

    Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

    Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.

    Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp”.

    Như vậy, theo quy định về trình tự giải quyết vụ án hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

     

     
    946 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận