Thời gian làm việc trước khi xác định là công việc nặng nhọc, độc hại có được cộng ngược về trước?

Chủ đề   RSS   
  • #609794 21/03/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13038
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Thời gian làm việc trước khi xác định là công việc nặng nhọc, độc hại có được cộng ngược về trước?

    Tình huống phát sinh là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023. Vậy thời gian làm công việc nặng nhọc trước khi Thông tư này có hiệu lực thì người lao động có được cộng dồn thời gian làm việc nặng nhọc trước đó hay không?
     
    Cách tính thời gian làm công việc nặng nhọc độc hại
     
    Liên quan vấn đề này, theo Điều 2 Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có nêu rõ hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo phương pháp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.
     
    Do đó, danh mục này có thể sẽ thay đổi liên tục tuỳ theo sự đề xuất sửa đổi, bổ sung. Và khi thay đổi, tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH nêu rõ thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực.
     
    Dựa theo quy định trên, có thể thấy rằng nhà nước chỉ cho phép cộng thời gian của các công việc đã được công nhận là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà thôi. Còn nếu trước đó công việc chưa được công nhận thì không có căn cứ để cộng ngược trở lại.
     
    Vai trò quản lý của nhà nước về lao động tại Việt Nam
     
    Liên quan nội dung này, trước tiên cần xác định thẩm quyền quản lý, cụ thể tại Điều 213 Bộ Luật lao động 2019 có liệt kê như sau:
     
    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.
     
    - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.
     
    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.
     
    - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.
     
    Có thể thấy việc quản lý được phân cấp chi tiết từ trung ương xuống đến địa phương nhằm mục đích điều chỉnh sâu sát và chặt chẽ nhất. Các nội dung quản lý được nêu tại Điều 212 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
     
    - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.
     
    - Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
     
    - Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.
     
    - Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
     
    - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
     
    - Hợp tác quốc tế về lao động.
     
    Từ các nội dung trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tiếp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động tại Việt Nam.
     
    28 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận