Thỏa ước lao động tập thể

Chủ đề   RSS   
  • #499561 14/08/2018

    Thỏa ước lao động tập thể

    Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động 2012 thì Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

    Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

     

    Thỏa ước chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (Khoản 2 Điều 74 Bộ luật lao động 2012)

     

    Căn cứ tại Điều 83 Bộ luật lao động 2012 thì ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiêp được quy định như sau:

    Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

    -       Đại diện  tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

    -       Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (Điểm b Khoản 1 Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

     

    Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp phải làm thành 05 bản, trong đó:

    -       Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;

    -       Một bản gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Khoản 1 Điều 75 Bộ luật lao dộng 2012)

    -       Một bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và

    -       Một bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên.

     

    Theo quy định tại Điều 85, Điều 81 Bộ luật lao động 2012 thì thỏa ước có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm. Tuy nhiên, các bên vẫn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung Thoả ước trong thời hạn sau đây:

    - Sau 03 tháng thực hiện đối với Thoả ước có thời hạn dưới 01 năm;

    - Sau 06 tháng thực hiện đối với Thoả ước có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

    Ngoài ra, trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến Thỏa ước không còn phù hợp với quy định của pháp luật; thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Thỏa ước trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung Thỏa ước thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 84 Bộ luật lao động 2012).

     
    11231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499585   14/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Hay ho ở chỗ Thỏa ước lao động tập thể có thì tốt, không có thì cũng ... chẳng sao vì luật lao động không bắt buộc phải có :|

     
    Báo quản trị |  
  • #499595   14/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Thỏa ướng lao động tập thể là một quy định rất tốt, giúp cho người lao động có thể có được những quyền lợi tốt hơn. Để có được một thỏa ước lao động tập thể thì người sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận với nhau, qua việc làm này thì có thể giúp 2 bên hiểu nhau hơn, hiều được những khó khăn của nhau qua đó sẽ dễ làm việc hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #499610   14/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo đó, trong các quy định của Bộ luật lao động không quy định trực tiếp bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể hay không. Tuy nhiên, tại điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoaid theo hợp đồng lại quy định xử phạt hành chính khi không gửi thỏa ước lao động đến cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh, không công bố nội dung thỏa ước cho người lao đông biết.

    Như vậy, theo quan điểm của mình nêu trên thì thỏa ước lao động tập thể được hiểu là bắt buộc phải được lập.

    Cụ thể xử phạt như sau:

    "Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

    b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;

    c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

    b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu."

     
    Báo quản trị |  
  • #499708   15/08/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt về việc "không gửi thỏa ước lao động tập thể" chứ không xử phạt về việc "không có thỏa ước lao động tập thể".

    Có nghĩa là nếu đã có thỏa ước mà không gửi đi => bị phạt.

    Nếu không có thỏa ước thì lấy gì mà gửi đi ? việc không có thỏa ước cũng không vi phạm bất cứ quy định nào hết thì căn cứ vào đâu mà phạt ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499727   15/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo quy định pháp luật hiện nay, việc xây dựng thỏa ước lao động là không bắt buộc, bạn không có nghĩa vụ phải xây dựng thỏa ước lao động tập thể nếu như người lao động không có nhu cầu. Về việc quy định xử phạt tại Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, mình nghĩ nếu doanh nghiệp đã lập thì mới phải gửi đến cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh. Việc viện dẫn điều này để nói thỏa ước lao động là bắt buộc, theo mình là không đúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #506439   31/10/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Thuyulaw viết:

    Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

    Thật sự ý này theo mình là hơi khó. Vì thực tế, mình thấy hầu như thỏa ước lao động tập thể là do NSDLĐ soạn thảo sẵn, còn người lao động chỉ ký khi được đưa ra thôi. Nên khó có thể thỏa được yêu cầu "phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định pháp luật".

    Đó là chưa kể thế nào là "có lợi hơn" trong nhiều tình huống.

     
    Báo quản trị |  
  • #506478   01/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    TruongMinhToan viết:

    Thật sự ý này theo mình là hơi khó. Vì thực tế, mình thấy hầu như thỏa ước lao động tập thể là do NSDLĐ soạn thảo sẵn, còn người lao động chỉ ký khi được đưa ra thôi. Nên khó có thể thỏa được yêu cầu "phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định pháp luật".

    Đó là chưa kể thế nào là "có lợi hơn" trong nhiều tình huống.

    Nếu việc ký thỏa ước thực hiện theo cách bạn mô tả thì thỏa ước này hầu như chỉ là hình thức, lập ra là vì muốn có thỏa ước (ví dụ theo yêu cầu của công đoàn cấp trên).

    Tuy nhiên nội dung thỏa ước không thể bất lợi cho NLĐ so với luật. Những nội dung copy từ luật (theo cách làm khoảng 5 năm trở về trước) thì có cũng như không. Còn lại là những nội dung có lợi hơn cho NLĐ, chẳng hạn quy định cam kết trả tháng lương 13 không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, quy định mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn cho NLĐ, quy định về cho nhân viên đi nghỉ hàng năm, v...v...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (02/11/2018)
  • #506448   31/10/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Thỏa ước tập thể ở nhiều doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức, hay xem là một sự đối phó vì thực sự khi thỏa thuận người lao động ít được ưu thế trong quá trình thỏa thuận, vậy nếu nhà nước bắt buộc thì mức độ hình thức này sẽ ra sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #506479   01/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    hoangyennhi196 viết:

    Thỏa ước tập thể ở nhiều doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức, hay xem là một sự đối phó vì thực sự khi thỏa thuận người lao động ít được ưu thế trong quá trình thỏa thuận, vậy nếu nhà nước bắt buộc thì mức độ hình thức này sẽ ra sao?

    Nhà nước không thể bắt buộc được. Những gì nhà nước bắt buộc thì đã ghi vào trong luật và nghị định thông tư. Nội dung TULĐTT là những quyền lợi cho NLĐ cao hơn luật, chỉ có thể khuyến khích chứ không thể bắt buộc.

     
    Báo quản trị |  
  • #520413   10/06/2019

    Chào mọi người, e có thấy tại điểm a, khoản 2, điều 74 được quy định như sau:
    Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:
    a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
    Điều này được hiểu là 50% số người lao động hay là 50% số người đại biểu tập thể lao động? Cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bangch1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)
  • #520431   10/06/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    50% này là số người lao động.

    Chẳng hạn doanh nghiệp có 100 người lao động thì phải có ít nhất 51 người biểu quyết tán thành. Cách thức biểu quyết thế nào thì không quy định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2019)
  • #520446   10/06/2019

    ptk93
    ptk93

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Thỏa ước lao động tập thể.

    Khi một thỏa ước được lập ra thì hầu hết được xem là nguyện vọng của người lao động mong muốn người sử dụng lao động đáp ứng, tuy nhiên khi cả hai bên đều đồng ý thỏa ước thì sẽ luôn có những chế tài kèm theo giúp thỏa ước được thực hiện. Đây được xem như lợi ích to lớn của người lao động khi làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

    Đừng ước mơ những gì ngoài tầm với - Mây của trời thì cứ kệ nó thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #537900   30/01/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Về bản chất thì thỏa ước lao động tập thể là nội dung thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ trong môi trường lao động tại cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế thì người lao động hoàn toàn không biết về cái thỏa ước này và cũng không thấy áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #538111   31/01/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Đúng vậy ad...Theo mình thấy thì thỏa ước lao động này thực chất chỉ nhằm để đối phó quy định của chính quyền chứ không mang lại lợi ích gì thiết thực cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #538251   31/01/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Với những quy định khá chung chung không thể baoo hàm tất ca các trường hợp cụ thể phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động thì theo tôi thỏa ước tập thể được xem là quy định chi tiết cho từng trường hợp, giúp bảo vệ tốt hơn cho người lao động. 

     
    Báo quản trị |  
  • #550582   30/06/2020

    Thỏa ước lao động là một quy định rất tốt giúp bảo vệ lợi ích của người lao động. Để có được thỏa ước lao động cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ có những thỏa thuận với nhau, dựa trên đó thấy được sự bình đẳng trong mối quan hệ lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551103   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


     
    Thỏa ước lao động được hình thành từ sự thỏa thuận, thương lượng giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các vấn đề. Ví dụ như an toàn, vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng cho người lao động,..
    Có thể nhận thấy rằng thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, Thỏa ước lao động thừa nhận quyền của NLĐ được thông qua người đại diện của mình là công đoàn. Xác định cụ thể về điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #551916   15/07/2020

    Trường hợp quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn các quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể, thì phải thực hiện những quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể. Các quy định của người sử dụng lao động về lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, thì phải được sửa đổi cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực.

     
    Báo quản trị |  
  • #556638   31/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Việc áp dụng xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại Doanh nghiệp là một sự đòi hỏi nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, để vấn đề này được đi vào chiều sâu đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của tổ chức Công đoàn và sự quan tâm của người lao động.

     

     
    Báo quản trị |