Thỏa thuận bảo vệ bí mật KD, NLĐ có được làm việc cho Công ty cùng ngành, nghề?

Chủ đề   RSS   
  • #492140 19/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Thỏa thuận bảo vệ bí mật KD, NLĐ có được làm việc cho Công ty cùng ngành, nghề?

    Điều 15, BLLĐ 2012 “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.” các thỏa thuận trong hợp đồng lao động dựa trên nguyên tắc của pháp luật.

    Trường hợp trong môi trường làm việc của bạn có tính chất bảo mật, bí mật kinh doanh, công nghệ thì lúc này bạn và người lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với những thỏa thuận liên quan đến tính chất công việc, nội dung thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ về quyrền và nghĩa vụ trong trường hợp vi phạm (Điều 23, BLLĐ 2012)

    Vậy khi chấm dứt HĐLĐ bạn có được làm việc tại doanh nghiệp có cùng tính chất ngành nghề với nơi cũ?

    Quy định tại Điều 23 BLLĐ 2012 thì thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh do hai bên thỏa thuận, mặc dù khi chấm dứt HĐLĐ nhưng vấn đề này vẫn còn giá trị pháp lý cho đến khi hết thời hạn thỏa thuận theo cam kết của hai bên.

    Bạn vẫn được phép làm việc tại doanh nghiệp mới kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực khi nghỉ việc tại đơn vị cũ, tuy nhiên nghĩa vụ bạn đã cam kế như trên bạn phải thực hiện nếu không muốn bồi thường các khoản thiệt hại và “hầu tòa”.

    Cần lưu ý: nếu như cam kết giữa hai bên về điều khoản "không được làm việc tại nơi có hoạt động kinh doanh tương tự" thì nội dung này vô hiệu nhé. 

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 19/05/2018 03:41:59 CH
     
    2712 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492177   20/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    TuyenBig viết:

    ...

    Cần lưu ý: nếu như cam kết giữa hai bên về điều khoản "không được làm việc tại nơi có hoạt động kinh doanh tương tự" thì nội dung này vô hiệu nhé. 

    Cái chỗ cần lưu ý này là căn cứ vào quy định nào vậy bạn ?

     
    Báo quản trị |  
  • #492378   23/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


     

    ntdieu viết:

     

     

    TuyenBig viết:

     

    ...

    Cần lưu ý: nếu như cam kết giữa hai bên về điều khoản "không được làm việc tại nơi có hoạt động kinh doanh tương tự" thì nội dung này vô hiệu nhé. 

     

     

    Cái chỗ cần lưu ý này là căn cứ vào quy định nào vậy bạn ?

     

     

    Hiến pháp năm 2013 về quyền lựa chọn việc làm của công dân: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.” Mình dựa theo nội dung này để đưa ra vấn đề cần lưu ý, có nghĩa là doanh nghiệp không có quyền cấm NLĐ lựa chọn công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #492379   23/05/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần
    Moderator

    TuyenBig viết:

    Hiến pháp năm 2013 về quyền lựa chọn việc làm của công dân: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.” Mình dựa theo nội dung này để đưa ra vấn đề cần lưu ý, có nghĩa là doanh nghiệp không có quyền cấm NLĐ lựa chọn công việc.

    Đồng ý với quan điểm của bạn về quyền lựa chọn của công dân đối với việc làm. Tuy nhiên, việc người lao động ký vào thỏa thuận bảo mật và hạn chế làm việc cùng ngành khi tham gia quan hệ lao động với doanh nghiệp là quan hệ dân sự và hoàn toàn không ai ép buộc.

    Việc tôn trọng và tuân thủ 1 thỏa thuận dân sự mặc dù hạn chế quyền nhưng đó là việc tự bạn đồng ý việc từ bỏ quyền của mình vì tôn trọng 1 thỏa thuận đã ký trước đó. Vì vậy, hoàn toàn không vi phạm quyền lựa chọn nghề nghiệp như bạn đã nêu trong trích dẫn Hiếp pháp.

    Ngoài ra, đối với việc đảm bảo bí mật công nghệ thì thông thường chỉ hạn chế trong 05 năm. Lý do, theo nghiên cứu thì sau 05 năm các bí mật về công nghệ mà 1 công ty nắm giữ đã không còn là độc quyền hoặc đã được công khai.

    Tuy nhiên, trường hợp bạn nêu với thực trạng thực thi pháp luật cũng như tư duy pháp luật tại Việt Nam thì còn là câu chuyện dài để nói.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    TuyenBig (23/05/2018)
  • #492384   23/05/2018

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    "thỏa thuận" như vậy có hiệu lực hay không thì phải xem xét, đánh giá căn cứ vào những nguyên tắc của pháp luật dân sự Việt Nam và những điều kiện để giao dịch có hiệu lực. 
    Cụ thể: Hạn chế quyền của người lao động "không được làm việc tại nơi có hoạt động kinh doanh tương tự" nhưng có gắn với một quyền lợi nhất định (tiền trợ cấp . . .) thì hợp lý; nếu chỉ hạn chế quyền mà không có lợi ích cho người lao động kèm theo thì "thỏa thuận" đó rõ ràng là bị ép buộc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #492422   23/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    Quan điểm của tôi là thỏa thuận kiểu như vậy thì phải xét vào trường hợp cụ thể, công việc cụ thể và mức độ tiếp cận với các bí mật nghề nghiệp của nhân viên. Không thể nào khơi khơi chỉ dựa vào mấy chữ "không được làm việc tại nơi có hoạt động kinh doanh tương tự" mà vội vã kết luận rằng vô hiệu hoặc không vô hiệu.

    Để so sánh: người được tiếp cận với công thức tuyệt mật của nước ngọt Coca Cola sẽ hoàn toàn khác với một công nhân may, cho dù cả hai đều có được những bí mật công nghệ nhất định của công ty.

     
    Báo quản trị |