Thiết kế đồ họa có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #612810 14/06/2024

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thiết kế đồ họa có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?

    Thiết kế đồ họa có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? Thiết kế đồ họa trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải đáp ứng điều kiện gì?
     

    Thiết kế đồ họa có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?

    Theo khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và bị thay thế bởi điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) có quy định tác mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

    Dẫn chiếu đến khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định tác mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

    (1) Thiết kế đồ họa:

    - Hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm;

    - Hình thức thể hiện của nhân vật.

    (2) Thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm;

    (3) Thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật.

    Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

    Như vậy, thiết kế đồ họa là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

    thiet-ke

    Thiết kế đồ họa trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải đáp ứng điều kiện gì?

    Yêu cầu về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan được quy định tại Điều 43 Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

    Theo đó, thiết kế đồ họa trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải đáp ứng điều kiện sau:

    (1) Bản sao tác phẩm phải được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm;

    (2) Trường hợp tác phẩm có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;

    (3) Tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

    Căn cứ nào dùng để xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?

    Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 65 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm:

    - Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh quyền theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ.

    - Đối với quyền tác giả, quyền liên quan đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các tài liệu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đó.

    - Đối với quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định theo giả định về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 198a của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 59 của Nghị định này.

    Tóm lại, thiết kế đồ họa thuộc một trong các trường hợp sau thì được bảo hộ quyền tác giả:

    - Hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm;

    - Hình thức thể hiện của nhân vật.

     

     
    71 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận