Trong bối cảnh tình trạng tội phạm tình dục trẻ em đang trở thành một vấn đề nổi cộm, thông tin về các vu án xâm hại tình dục ngày càng nhiều đã dấy lên nỗi lo sợ, hoang mang cho các bậc phụ huynh và trẻ nhỏ. Trẻ em không chỉ bị những người xa lạ xâm hại mà còn bị chính những người thân của mình xâm hại như vụ việc ở Vĩnh Long, khi bé gái bị chính cha ruột và ông nội của mình xâm hại tình dục nhiều lần.
Trước tình hình xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nhiều, tội ác này làm suy yếu sự phát triển của trẻ em, để lại một dư chấn tâm lý rất lớn. Nên các quốc gia trên thế giới đã áp dụng biện pháp “thiến hóa học” cho các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Đi đầu là Hàn Quốc, là quốc gia đầu tiên áp dụng biện pháp “thiến hóa học” với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi, hoặc những người có khả năng phạm tội xâm hại tình dục nhiều lần.
Theo đó, người bị thiến hóa học sẽ được tiêm chất kháng testosterone, khiến nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống mức trước tuổi dậy thì – Làm giảm xuống mức thấp nhất những nhu cầu về tình dục. Nói cách khác, người bị “thiến hóa học” sẽ không có cảm giác ham muốn tình dục.
“Thiến hóa học” hiện cũng được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng như: Đức,Anh, Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Nga và một số bang của Mỹ như: California, Florida, Texas…
Tại Indonesia, nước này đã tăng khung hình phạt tối đa đối với tội phạm bạo lực tình dục trẻ em từ 14 năm tù lên tử hình. Luật mới cũng đưa Indonesia trở thành quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á áp dụng hình thức “thiến hóa học”.
Tai Mỹ, tội danh tấn công tình dục trẻ em có thể chịu các hình phạt từ phạt tiền, phạt tù, ghi tên là tội phạm tình dục suốt đời hoặc hạn chế ân xá tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Để phòng ngừa việc tái phạm, tội phạm tình dục trẻ em sau khi mãn hạn tù cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Như tại Australia,, các đối tượng sau khi ra tù sẽ phải đeo vòng điện tử, vòng này tích hợp hệ thống định vị GPS để cảnh sát có thể theo dõi, các đối tượng sau khi ra tù cũng bị cấm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em.
Tuy nhiên, Đối với những người đang trong quá trình sử dụng thuốc cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ như mất hoàn toàn khả năng tình dục, bốc hỏa, ngực đau, ngực phát triển to hơn bình thường, giảm lượng cơ, giảm cân, mệt mỏi và giảm cholesterol tốt trong cơ thể. Khi ngưng thuốc, người tiêm có thể bị mắc bệnh tim mạch, loãng xương, béo phì.
Vậy, sau biện pháp tử hình bằng thuốc độc. Việt Nam có nên áp dụng biện pháp thiến hóa học với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hay không?