Thí điểm Chính quyền đô thị tại TP.HCM

Chủ đề   RSS   
  • #280323 09/08/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thí điểm Chính quyền đô thị tại TP.HCM

             Theo đó, Thành phố Hồ Chí minh sẽ gồm 04 Đô thị vệ tinh, có thể gọi là Thành phố hoặc Thị xã, tạm gọi tên là  Đông, Tây, Nam, Bắc. Các Đô thị này cũng sẽ có tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, theo đó UBND Đô thị sẽ được HĐND Đô thị bầu ra và do UBND TP.HCM phê duyệt.
     
             Người đứng đầu UBND Đô thị này được đề nghị gọi là Chủ tịch hoặc Thị trưởng, có ngạch bậc tương đương với Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ngoài ra, với lý do địa bàn của các Đô thị được thành lập mới sẽ tổ chức các Phường nhưng không phải là một cấp chính quyền và đây là những cơ quan đại diện của chính quyền Đô thị.
     
    Sơ đồ Chính quyền đô thị TP.HCM
     
             Bốn Đô thị vệ tinh này sẽ bao quanh Đô thị hành chính trung tâm bao gồm 13 Quận nội thành, đây được xem là một đô thị hoàn chỉnh, đóng vai trò đô thị trung tâm, thuộc pháp nhân công quyền TPHCM. Chính quyền của Đô thị trung tâm này vừa đóng vai trò là chính quyền cấp trên cơ sở của Thành phố trực thuộc Trung Ương, vừa là chính quyền đô thị (quản lý) của 13 quận nội thành.
     
       -   Thành phố Đông sẽ bao gồm các quận 2, 9, Thủ Đức với diện tích 211km², dân số 890.000 người, lấy khu đô thị mới Thủ Thiêm làm trung tâm, giáp với trục cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với chức năng kinh tế phát triển các ngành dịch vụ cao cấp (tài chính, tín dụng), công nghệ cao, du lịch sinh thái…
     
       -   Thành phố Nam bao gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè, một phần diện tích phường 7 quận 8 và 2 xã Bình Hưng, Phong Phú thuộc huyện Bình Chánh, có diện tích 169km² với quy mô dân số 470.000 người, lấy khu đô thị Nam Sài Gòn làm trung tâm phát triển (có khu đô thị Phú Mỹ Hưng), thị trấn Nhà Bè và đặc biệt là khu đô thị cảng Hiệp Phước với chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng.
     
       -   Thành phố Tây gồm toàn bộ quận Bình Tân hiện nay, một phần phường 7, phường 16 của quận 8 và 4 xã An Phú Tây, Tân Kiên, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B của huyện Bình Chánh với diện tích 109km², dân số 810.000 người, có trung tâm là khu đô thị xã Tân Kiên, giáp quốc lộ 1. Thành phố Tây chủ yếu phát triển các ngành dịch vụ, khu công nghiệp và khu dân cư nhằm tái bố trí dân cư từ các quận 11, quận 6, Tân Bình.
     
        -   Thành phố Bắc bao gồm toàn bộ quận 12, Hóc Môn có diện tích 162km² với dân số 860.000 người, trung tâm phát triển là xã Tân Thới Nhì với hành lang phát triển là quốc lộ 22, có chức năng phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp công nghệ cao và phát triển các khu dân cư phục vụ việc dãn dân, chỉnh trang đô thị quận Gò Vấp, Tân Bình. Ngoài ra, thành phố Bắc cũng có phân khu chức năng phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 1.000ha tại quận 12.
           
            Như vậy mô hình chính quyền sẽ có 2 cấp (theo quy định hiện hành là 3 cấp) bao gồm cấp Thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở. Cơ cấu chính quyền ở mỗi cấp gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được bầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
     
    Như vậy, theo đơn vị hành chính hiện hành thì quận, huyện không tổ chức thành cấp chính quyền hoàn chỉnh, mà ở đó chỉ có cơ quan đại diện hành chính của cấp trên. Địa vị pháp lý của mỗi cấp chính quyền là một pháp nhân công quyền, bảo đảm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền theo nội dung được phân cấp; phân định rõ 3 loại nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền (nhiệm vụ chung 2 cấp cùng thực hiện, nhiệm vụ riêng của mỗi cấp và nhiệm vụ cấp dưới thực hiện theo cơ chế ủy nhiệm của cấp trên).
     
     
    Chính quyền hiện nay được cho rằng họat động không hiệu quả
     
            Điểm đột phá của mô hình chính quyền đô thị sẽ làm thay đổi chức năng, thẩm quyền của các đơn vị sở, ngành của Thành phố. Trong đó, đáng chú ý nhất là sở, ngành không chỉ tham mưu, mà còn thực hiện vai trò quản lý nhà nước, do đó sẽ giảm bớt công việc mà lâu nay phải dồn hết lên Ủy ban nhân dân Thành phố; tổ chức chính quyền hai cấp và thể hiện rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 
     
           Sau khi có nghị quyết của Quốc hội, Tp.HCM sẽ lập phương án tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự, xác định chức năng nhiệm vụ của chính quyền từng đô thị, dự toán ngân sách triển khai đề án hoàn thành trong năm 2015 để có thể triển khai áp dụng mô hình mới từ năm 2016, cùng với thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021.
     
    Theo tapchicongsan, sggp
     

     

     
    12442 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    hoadon (19/08/2013) SAdmin (09/08/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #281517   16/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Chức năng các khu vực trực thuộc chính quyền đô thị
     
    1. Khu vực nông thôn
     
    - Là “sân sau”, “lá phổi” và là khu vực dự trữ phát triển của khu vực đô thị.
     
    - Công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, kiểm soát đô thị hóa là lĩnh vực trọng tâm.
     
    - Tổ chức chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND) để tăng cường cơ chế tự chủ và phản ánh ý chí, nguyện vọng của người dân trong quản lý và phát triển.
     
    2. Khu vực đô thị hiện hữu
     
    - 13 quận trong khu vực đô thị hiện hữu đã phát triển ổn định, có tính tương tác và phụ thuộc lẫn nhau cao.
     
    - Công tác cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp đô thị và quản lý đô thị là lĩnh vực trọng tâm.
     
    - Đối với cấp quận và phường không tổ chức HĐND, giảm thẩm quyền của UBND ở một số lĩnh vực nhằm tăng cường tính thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý đô thị của cấp đô thị TP.HCM, tránh tình trạng chia cắt quản lý theo địa giới hành chính.
     
    3. Khu vực đang đô thị hóa
     
    - Các quận trong khu vực đang đô thị hóa thuộc 4 khu vực có ranh giới theo đặc điểm tự nhiên, có tính độc lập và riêng biệt khá cao.
     
    - Công tác đầu tư phát triển đô thị và kiểm soát đô thị hóa theo định hướng là lĩnh vực trọng tâm.
     
    - Tổ chức chính quyền hoàn chỉnh (có HĐND) tại các TP vệ tinh trực thuộc để phản ánh ý chí, nguyện vọng của người dân đối với các công tác: quy hoạch đô thị, giải phóng mặt bằng, đầu tư các dự án phát triển đô thị trọng điểm...; đồng thời thực hiện cơ chế tự chủ để đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị theo định hướng.
     
    Báo quản trị |  
  • #283314   27/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


            Sau nhiều tranh cãi về việc Tp.HCM có nên thực hiện chính quyền đô thị vào thời gian này, việc điều chỉnh mới có đem lại lợi ích hơn so với mô hình chính quyền cũ hay không?...

            Ngày 26/8/2013, Tp.HCM đã tổ chức Hội nghị góp ý do ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM - đại diện tổ soạn thảo chủ trì, và đã rút ra được những kết luận như sau:

    - Mục tiêu chính của mô hình chính quyền đô thị được cho là nâng cao quyền tự chủ; phát huy tính năng động, sáng tạo của thành phố thông qua các thiết kế mới về bộ máy tổ chức; tái bố trí địa giới hành chính; thay đổi phương thức phân cấp nhằm củng cố các cơ sở cần thiết cho một chính quyền thật sự của dân; đồng thời thay đổi tư duy, phương thức điều hành của cán bộ, công chức. 

    - Đề án đã bỏ tên gọi thị trưởng đối với người đứng đầu 4 thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc trực thuộc chính quyền TP HCM. Nếu cấp chính quyền nào có tổ chức HĐND thì người đứng đầu chính quyền được gọi là Chủ tịch UBND; cấp chính quyền không có tổ chức HĐND thì người đứng đầu được gọi là Chủ tịch Ủy ban hành chính. 

    - Ngoài việc thành lập 4 thành phố mới Đông, Tây, Nam, Bắc gồm các địa bàn đang đô thị hóa (quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và 2 huyện Hóc Môn và Nhà Bè), theođại biểu Lâm Thiếu Quân, nên chia 13 quận nội thành cũ thành 3 thành phố trung tâm là Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định.

    - Với hệ thống mới này thành phố lớn sẽ giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, quy hoạch giao thông, môi trường và phân bổ ngân sách. Cấp quận - huyện sẽ chịu trách nhiệm về hành chính công và dịch vụ công như văn hóa, giáo dục. Còn chính quyền cấp phường, xã chỉ tập trung giải quyết thủ tục hành chính công.

    Mô hình chính quyền đô thị của Tp.Hồ Chí Minh

           Vào buổi chiều cùng ngày, tại Tp. Đà Nẵng cũng đã tổ chức Hội nghị thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường.

            Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết trong thời gian đầu thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường một bộ phận nhân dân có tâm lý băn khoăn về sự thiếu hụt vai trò của người đại diện trực tiếp tại địa phương.

    Tuy nhiên, khi đã thực hiện thì có 68,8% ý kiến người dân cho rằng việc thực hiện không tổ chức HĐND không ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo quyền đại diện và quyền làm chủ của nhân dân vì đã có các kênh khác giám sát. 84% cán bộ, công chức và người dân TP Đà Nẵng được khảo sát cũng đồng ý với việc không tổ chức HĐND ở các cấp này.

              Bên cạnh đó,  đề nghị trung ương cho phép TP Đà Nẵng không tổ chức HĐND tại 11 xã của huyện Hòa Vang và tiến tới cho phép TP thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị.

    Theo vnexpress và phapluattp

     
    Báo quản trị |  
  • #285252   09/09/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


            Theo kế hoạch, ngày 12/9, đề án thí điểm chính quyền đô thị của TP HCM sẽ được lấy ý kiến Chính phủ và các Bộ, ngành tại Hà Nội.

    Đoàn công tác của TP HCM sẽ do ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn. TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM chịu trách nhiệm trả lời, giải trình về những vấn đề mà đại biểu đặt ra.

             Ông Lịch cho biết, cốt lõi của đề án này là nâng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền.

    Ví dụ chính quyền, HĐND TP có những quy định về trật tự đô thị như ở thành phố không được phơi áo quần trước nhà, nếu phơi sẽ bị phạt. Những cái này thuộc về thẩm quyền của HĐND TP, trung ương không can thiệp”.

              Thẩm quyền về ngân sách tài chính công. Theo ông Lịch, những gì thuộc về khoản thu ngân sách của địa phương, thành phố xin trung ương cứ để cho HĐND địa phương tính toán và chi. Nếu chi sai phải chịu trách nhiệm trước dân, trung ương không can thiệp. Còn những khoản mà trung ương đầu tư cho thành phố thì trung ương giám sát, kiểm tra, và thành phố tuân thủ.

               Trong chính quyền đô thị, hầu hết dịch vụ liên quan đời sống người dân như giao thông, đô thị, vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường, y tế, phúc lợi giao hết cho địa phương chứ trung ương không can thiệp.

                 Cuối cùng, thành phố đề nghị phân rõ về công vụ, công vụ nào thuộc trung ương, công vụ nào thuộc về địa phương, trên cơ sở đó TP HCM sẽ phân cấp cho 4 thành phố trực thuộc. Những cái nào trung ương phân cấp cho thành phố, mà các thành phố trực thuộc làm tốt hơn, sát dân hơn thì thành phố có quyền phân cấp cho các thành phố này làm.

    Theo vnexpress.net

     
    Báo quản trị |  
  • #288686   28/09/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ngày 27/9 vừa qua, đề án thành lập Chính quyền đô thị đã được HĐND thành phố HCM thông qua.

    Chính quyền TP HCM vừa đóng vai trò là chính quyền cấp trực thuộc trung ương, vừa là chính quyền đô thị của 13 quận nội thành

     Còn ở các khu vực đang đô thị hóa sẽ thành lập 4 thành phố, tạm gọi là

    - TP Đông (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức);

    - TP Tây (gồm quận Bình Tân hiện nay, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh);

    - TP Nam (gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và điều chỉnh một phần diện tích của quận 8);

    - TP Bắc (gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn).

    Bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung những vấn đề mà đề án chính quyền chưa nói tới.

    Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung cho rằng, trong đề án chưa nghe nói tới việc quản lý chuyên ngành đặc thù về lực lượng vũ trang. “Thành phố nên xin trung ương phân cấp về ngân sách, cơ sở vật chất cho vấn đề an ninh quốc phòng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng khi triển khai mô hình chính quyền đô thị”, bà Nhung góp ý.

    Còn đại biểu Vương Đức Hoàng Quân đề nghị ban soạn thảo nên tính toán kỹ đối với khu vực nông thôn của thành phố, nếu không mô hình sẽ bị lạc hậu. “TP HCM hiện có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, những khu vực nông thôn sẽ nhanh chóng trở thành đô thị. Nên chăng trong đề án chúng ta có lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn, có thể từ nay đến năm 2025. Tuy nhiên, khi xin trung ương cơ chế, chúng ta nên xin cái chung cho cả một quá trình”

    Theo vnexpress.net

     
    Báo quản trị |