Thêm Công văn giải đáp vướng mắc của Tòa án nhân dân tối cao

Chủ đề   RSS   
  • #565245 24/12/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Thêm Công văn giải đáp vướng mắc của Tòa án nhân dân tối cao

     Công văn giải đáp vướng mắc của Tòa án nhân dân tối cao

     Công văn giải đáp vướng mắc của Tòa tối cao

    Ngày 18/12/2020 TANDTC ban hành Công văn 199/TANDTC-PC năm 2020 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong giải quyết phá sản. Trên cơ sở các ý kiến phản ánh vướng mắc và giải đáp của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả giải đáp vướng mắc về:

    1. Thế nào là "tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán" quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản?

    2. Trường hợp người yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án sử dụng khoản tiền nào để chi trả cho cho các khoản chi phí khi tiến hành phá sản doanh nghiệp?

    3. Thẩm phán đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có phải từ chối tham gia giải quyết phá sản đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó khi vụ việc phá sản được thụ lý lại không?

    4. Trường hợp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà thấy rằng số tiền tạm ứng chi phí phá sản do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp không đủ thì Tòa án có yêu cầu người nộp đơn nộp bổ sung tiền tạm ứng chi phí phá sản nữa không?

    5. Theo quy định tại Điều 38 Luật Phá sản thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp tạm ứng chi phí phá sản. Căn cứ để Tòa án tính tạm ứng chi phí phá sản như thế nào?

    6. Trường hợp bán một phần tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản thì khoản tiền đó được gửi vào tài khoản của Tòa án hay của Quản tài viên?

    7. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Luật Phá sản thì tiền tạm ứng chi phí phá sản được nộp vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng. Vậy Tòa án nhân dân mở một tài khoản chung dùng cho tất cả các vụ việc phá sản hay phải mở một tài khoản riêng cho từng vụ việc phá sản?

    8. Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ nộp lệ phí phá sản mà không nộp tạm ứng chi phí phá sản thì phải giải quyết như thế nào?

    9. Trường hợp “Quyết định mở thủ tục phá sản” bị Tòa án cấp trên hủy thì tiền tạm ứng chi phí phá sản có được hoàn trả lại cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?

    10. Khi giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án có chấp nhận việc doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ nợ hoặc con nợ mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ không?

    11. Chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì có phải gửi kèm Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã hay không?

    12. Trường hợp Tòa án đã thụ lý giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp nhưng trong quá trình giải quyết phá sản, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp vắng mặt (không có mặt tại địa phương) do doanh nghiệp đã dừng hoạt động từ lâu, chủ nợ cũng không biết họ ở đâu thì giải quyết như thế nào?

    13. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang thi hành bản án, quyết định của Tòa án, trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án và tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã là tài sản của bên thứ ba (không phải là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã). Vậy sau khi Tòa án thụ lý vụ việc phá sản/mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó thì Cơ quan thi hành án dân sự có phải tạm đình chỉ/đình chỉ thi hành án đối với tài sản bảo đảm của bên thứ ba hay không?

    14. Sau khi Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giữ nguyên quyết định không mở thủ tục phá sản thì người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lại đối với chính doanh nghiệp đó không? Nếu có thì sau bao lâu được nộp lại đơn?

    15. Theo quy định tại Điều 45 Luật Phá sản thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, sau khi được chỉ định, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản từ chối giải quyết vụ việc thì Thẩm phán xử lý như thế nào vì hiện nay chưa có quy định?

    16. Trường hợp địa phương không có Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản từ chối, địa phương không còn Quản tài viên nào khác thì Thẩm phán có được liên hệ với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ở địa phương khác không?

    17. Người nộp đơn được quyền đề nghị Thẩm phán chỉ định bao nhiêu Quản tài viên? Sau khi Thẩm phán đã ban hành quyết định chỉ định Quản tài viên, Quản tài viên này lại tiếp tục đề xuất Thẩm phán chỉ định thêm Quản tài viên có được không?

    18. Trong quá trình xem xét, giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thì có trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị, người có đơn đề nghị xem xét lại quyết định rút đơn đề nghị xem xét lại đối với quyết định mở, không mở thủ tục phá sản. Khoản 7 Điều 44 Luật Phá sản không quy định thẩm quyền của Tổ Thẩm phán về đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu, kháng nghị đối với quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; trường hợp này Tổ Thẩm phán phải ra quyết định nào?

    19. Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, Tòa án áp dụng quy định của Luật Phá sản hay Bộ luật Tố tụng dân sự để xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu?

    20. Quyết định tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong quá trình giải quyết phá sản có được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm của Bộ luật Tố tụng dân sự hay không?

    21. Khi tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định của Luật Phá sản, Tòa án có phải giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu không và giải quyết như thế nào?

    22. Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Phá sản thì Hội nghị chủ nợ được tổ chức hợp lệ với số chủ nợ tham gia đại diện cho 51% tổng số nợ không có bảo đảm và 100% chủ nợ có mặt thống nhất tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Vậy Hội nghị chủ nợ có thông qua được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản không?

    23. Trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản mà người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu thì Tòa án có được đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản không?

    24. Trường hợp doanh nghiệp có khoản nợ đến hạn mà không thanh toán cho chủ nợ trong thời hạn 03 tháng và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, Thẩm phán nhận thấy doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh tốt, có lợi nhuận thì có ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó không?

    25. Chi phí phá sản có cần thiết phải nêu trong Quyết định tuyên bố phá sản không?

    26. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trả nợ theo bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bản án đó đã bị cấp giám đốc thẩm hủy và giao sơ thẩm xét xử lại thì có phải nhập vào vụ việc phá sản để giải quyết hay tách ra giải quyết bằng vụ án dân sự?

    27. Trong trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo mà một bên đương sự trong bản án này là doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án khác ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục giải quyết kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hay ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án để nhập vào vụ việc phá sản để giải quyết?

    28. Trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản mà phát sinh tranh chấp về tài sản của người tham gia thủ tục phá sản thì Tòa án giải quyết như thế nào? Có phải thụ lý thành một vụ án khác không?

    29. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản đã được Tòa án nhân dân thụ lý trước ngày Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực (01-01-2015) mà đang thực hiện thủ tục thanh lý tài sản thì có được ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 hay không?

    30. Đối với vụ việc phá sản được thụ lý trước thời điểm Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực, Tổ Quản lý, thanh lý tài sản có tiếp tục được giải quyết vụ việc phá sản sau khi Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực hay không hay phải chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thay thế?

                   

    Xem thêm: Tổng hợp các văn bản giải đáp vướng mắc của Tòa án nhân dân tối cao: Xem TẠI ĐÂY

     
    3429 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận