Thẻ visa debit là gì? Không trả nợ thẻ visa debit sẽ bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606911 17/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Thẻ visa debit là gì? Không trả nợ thẻ visa debit sẽ bị xử lý thế nào?

    Hiện nay, thanh toán qua tín dụng nội địa hoặc thẻ visa debit dùng cho cả quốc tế được nhiều người ưu tiên sử dụng trong hoạt động thanh toán với nhiều tính năng tiện lợi. Vậy nếu sử dụng thanh toán với thẻ ghi nợ visa thì cá nhân có được nợ không?
     
    the-visa-debit-la-gi-khong-tra-no-the-visa-debit-se-bi-xu-ly-the-nao
     
    1. Thẻ visa debit là gì?
     
    Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư 26/2017/TT-NHNN) có giải thích thẻ ghi nợ có tên tiếng anh là debit card là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.
     
    Trong đó, có hai loại thẻ ghi nợ được sử dụng rộng rãi là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:
     
    - Thẻ ghi nợ nội địa (debit card): Là loại thẻ có phạm vi sử dụng gói gọn trong quốc gia. Bạn có thể sử dụng loại thẻ này để rút tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại... với điều kiện là những cửa hàng hay dịch vụ này phải ở trong nước. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng cung cấp thẻ mà mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa sẽ khác nhau, nhưng thường thì thẻ được sử dụng miễn phí.
     
    - Thẻ ghi nợ quốc tế (visa debit card): Cách sử dụng tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng phạm vi sử dụng rộng lớn hơn, ở mức toàn cầu. Khác với thẻ nội địa, khách hàng sử dụng thẻ quốc tế sẽ phải chịu một khoản phí nhất định.
     
    Qua đó, có thể hiểu Visa debit card là thẻ ghi nợ quốc tế và có phạm vi sử dụng cả trong nước và quốc tế, khi sử dụng thẻ này thì chúng ta có thể rút tiền thanh toán trong phạm vi quốc tế mà người dùng đã nạp vào tài khoản ngân hàng của mình. Lưu ý thẻ visa debit không cho nợ trả sau.
     
    2. Những ai được cấp thẻ visa debit?
     
    Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư 26/2017/TT-NHNN) đối tượng được sử dụng thẻ chính được quy định như sau:
     
    - Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
     
    + Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
     
    + Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
     
    - Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng các loại thẻ. Chủ thẻ là pháp nhân được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của pháp nhân hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này.
     
    3. Nguyên tắc sử dụng thẻ visa debit được thực hiện thế nào?
     
    Căn cứ Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư 17/2021/TT-NHNN) quy định nguyên tắc sử dụng thẻ visa debit như sau:
     
    - Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
     
    - Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng Mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các Khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với TCPHT.
     
    - Phạm vi sử dụng thẻ:
     
    + Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT;
     
    + Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước
     
    + Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam; không được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ trên môi trường Internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động và không được rút tiền mặt. Việc nạp tiền vào thẻ trả trước vô danh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này
     
    + Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán đúng Mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính.
     
    + Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
     
    Theo quy định trên, khi sử dụng thẻ visa debit card được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các Khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với TCPHT.
     
    4. Có bị truy cứu hình sự nếu không trả nợ thẻ visa debit?
     
    Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa thẻ ghi nợ visa debit với thẻ visa credit. Như đã giải thích ở trên thẻ visa debit sẽ không cho phép thực hiện sử dụng trước trả tiền sau. Tính năng này chỉ được thực hiện trên thẻ visa credit. 
     
    Do đó, nếu sử dụng thẻ visa credit mà người dùng vay tiền trả sau nhưng không trả nợ đúng hạn thì theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) tùy theo mức độ vi phạm và số tiền cho vay mà người phạm tội phải chịu các mức phạt sau:
     
    - Cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu mức tiền từ 4 triệu đồng đến 50 triệu đồng về vi phạm pháp luật. Sẽ bị phạt hành chính và bị kết tội xâm phạm quyền sở hữu.
     
    - Chiếm đoạt số tiền từ 50 đến 200 triệu sẽ bị phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.
     
    - Chiếm đoạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
     
    - Phạt tù từ 12 đến 20 năm tù nếu số tiền vượt quá 500 triệu đồng.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
     
    2429 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận