Thế nào là vị thế thống lĩnh thị trường ?

Chủ đề   RSS   
  • #433920 18/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Thế nào là vị thế thống lĩnh thị trường ?

    Xung quanh câu chuyện CGV từ chối chiếu bộ phim Tấm Cám do ekip của Ngô Thanh Vân thực hiện, nhiều người đặt câu hỏi về biện pháp pháp lý trong tình huống này, về việc liệu rằng CGV có được xem là ở vị trí thông lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh và có đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh?

    Để kết luận cụ thể về trường hợp của CGV cần có nhiều số liệu thực tế mà tác giả không thể tiếp cận được, bài viết chỉ giới thiệu về việc khi nào thì một doanh nghiệp được xem là ở vị trí thống lĩnh thị trường và các hành vi mà doanh nghiệp đó không được thực hiện khi ở vị trí thống lĩnh? 

    Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

    Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

    Các hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm bao gồm:

    Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:

    -  Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

    -  Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

    -  Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

    -  Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;

    -  Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

    -  Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    8130 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận