Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ

Chủ đề   RSS   
  • #450760 31/03/2017

    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ

    Thế nào là vận chuyển? thế nào là tàng trữ vũ khí thô sơ

    Thực tế nhiều người đi đường có mang theo dao, kéo,.. bị kiểm tra hành chính và bị phạt hành chính, có khi bị còng tay chân như tội phạm.

    Vậy xin hỏi:

    Thế nào là Vận chuyển?

    Như tôi mua con dao, dụng cụ làm bếp, làm nông ngoài chợ, trên đường vận chuyển về nhà bị kiểm tra, có bị xem là vi phạm “vận chuyển vũ khí thô sơ?’?

    Thế nào là Tàng trữ?

    Như Công an kiểm tra nhà tôi phát hiện nhiều dụng cụ làm bếp, làm nông như Dao, búa, liềm,… vậy có bị gọi là “tàng trữ vũ khí thô sơ’??

    Với quy định như vậy chả khác nào cái thòng lọng, cứ treo lơ lững trên đầu dân, muốn bắt phạt lúc nào cũng được??

     
    4100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450761   31/03/2017

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Thế nào là vũ khí thô sơ?

    Cơ quan nhà nước phạt bừa bãi vì hành vi mang vũ khí?

    Như tham khảo các diễn đàn, chuyên mục hỏi đáp,..

    Thì mình đều thấy mọi người cho rằng mang dao, kéo, côn nhị khúc, ...theo người là vi phạm hành vi vận chuyển tàng trữ vũ khí thô sơ.

    Nhưng chiếu theo pháp lệnh dưới đây thì dao, kéo không nằm trong danh mục vũ khí thô sơ

     

    Mọi người giải thích hộ với ạ, tại sao thực tế người đi đường vẫn bị phạt hành chính vì mang dao, kéo?

     

    Theo  Pháp lệnh số: 16/2011/UBTVQH12 Thì vũ khí được giải thích và liệt kê rõ như sau

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    2. Vũ khí quân dụng gồm:

    a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

    c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

    d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

    3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

    5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

    6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

    7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

    8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

    9. Công cụ hỗ trợ gồm:

    a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

    b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

    d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

    đ) Động vật nghiệp vụ.

     
    Báo quản trị |