Thế nào là chống người thi hành công vụ ?

Chủ đề   RSS   
  • #423128 28/04/2016

    Ngoalongan

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2016
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Thế nào là chống người thi hành công vụ ?

    Chống người thi hành công vụ là hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 257 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009.

    Tuy nhiên, không phải hành vi nào mà phản ứng lại người thi hành công vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ.

    Vì thế, chúng ta cần phải hiểu rõ thế nào là Chống người thi hành công vụ để có thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.

    Để bị xem là Chống người thi hành công vụ, trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, ... hoặc đe dọa đánh, trói,... hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng số đông người cưỡng ép quản lý thị trường cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác,...

    Như vậy, ngoài các hành vi có biểu hiện như trên, những hành vi phản ứng khác đối với người thi hành công vụ đều không thể bị xem là Chống người thi hành công vụ.

    Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

    Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986.

     
    8343 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #423541   04/05/2016

    thuydunglaw93
    thuydunglaw93

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:

    “Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.”

    - Theo đó để cấu thành nên tội này thì người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi sau:

    Hành vi dùng vũ lực  là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công có thể làm cho người thi hành công vụ bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe hoặc chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỉ lệ thương tật qua giám định) nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, như: đấm, đá, dùng cây đánh, dùng đất, đá ném,...

    Hành vi đe dọa dùng vũ lực đó là hành vi dùng lời nói hoặc hành động để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ rằng việc dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay tức khắc nhằm mục đích cản trở làm những người thi hành công vụ không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

    Hành vi dùng thủ đoạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hoặc quy định về các hành vi dùng thủ đoạn khác bao gồm các hành vi nào. Vì vậy trên thực tế cơ quan công an sẽ xem xét các hành vi không thuộc 2 trường hợp trên nhưng có mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

    - Để cấu thành nên tôi phạm này ngoài các hành vi trên người phạm tội phải biết  và  nhận thức rõ được hành vi của mình là nhằm mục  đích  cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

    Vì vậy, xét thấy hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành. Và tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi chống đối, kháng cự, cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện các hành vi trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #431490   21/07/2016

    ThaoLaiLai
    ThaoLaiLai

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Theo ý kiến của tôi tìm hiểu về tội chống người thi hành công vụ cần hiểu được các vấn đề sau:

    Theo quy định tại điều 257 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Tội chống người thi hành công vụ:

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội này:

    - Khách thể: Là việc xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ, thông qua đó xâm phạm đến hoạt động về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công. Do đó, đối tượng của tội này là những người đang thi hành công vụ.

    - Mặt khách quan: Người phạm tội có thể có các hành vi sau

    + Có hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ:  được hiểu là có hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp đến người đang thi hành công vụ( đâm, chém,...)

    + Đe dọa dùng vũ lực: Người phạm tội có những lời nói, cử chỉ mang tính răn đe, uy hiếp khiến người đang thi hành công vụ sợ hãi, chấm dứt việc thực thi pháp luật công vụ. Sự đe dọa này là có cơ sở và hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

    + Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật: được hiểu là người phạm tội khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng, quyền hạn của họ.

    + Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ: như hành vi bôi nhọ, vu khống,...

    Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.

    - Chủ thể: bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

    - Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.

    Trên đây là một số quan điểm của tôi.

    Cập nhật bởi ThaoLaiLai ngày 21/07/2016 05:17:47 CH thích
     
    Báo quản trị |