Thế giới tiếp cận Hôn nhân đồng giới như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #496058 04/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Thế giới tiếp cận Hôn nhân đồng giới như thế nào?

    Hiện nay, theo mình tìm hiểu và biết được thì trên thế giới có 04 xu hướng tiếp cận đối với vấn đề hôn nhân đồng giới sau đây:

          1. HOÀN TOÀN CÔNG NHẬN

    - Nội dung: Ở những nước này người đồng giới được hưởng quyền và lợi ích như mọi công dân khác trong xã hội, và điều đó tất nhiên là bao gồm cả vấn đề về hôn nhân gia đình.

    - Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001.

    Sau đó liên tiếp các quốc gia khác như: Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina, Đan Mạch, một số tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire), Mexico, Slovenia, Luxembourg,…và danh sách này ngày càng đang kéo dài thêm.

     

          2. KẾT HỢP DÂN SỰ

    - Nội dung: là việc công nhận không hoàn toàn, một hình thức tương tự như hôn nhân, áp dụng riêng cho các cặp đôi cùng giới. Các cặp đôi này đăng ký với cơ quan nhà nước để hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng các quyền, nghĩa vụ tương tự như hôn nhân của các cặp khác giớ (tức là chỉ list quyền).

    - Bắt đầu ở Đan Mạch năm 1989 (sau này Đan mạch đã theo hướng hoàn toàn công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2012). Tiếp sau đó là một số quốc gia  và vùng lãnh thổ đến hiện nay vẫn áp dụng là: Thụy Sĩ, Malta, Liechtenstein, Jersey, Hungary, Gibralta, Andorra, Cộng hòa Séc,…

     

           3. ĐỐI TÁC TRONG NHÀ

    - Nội dung: không cấm và không công nhận

    - Điển hình cho xu hướng này đó là tại Việt Nam

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 (ngày Luật này có hiệu lực). Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).

    Trên nguyên tắc công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm thì những người cùng giới tính vẫn có thể kết hôn. Tuy nhiên khi có tranh chấp, rắc rối, mâu thuẫn xảy ra thì luật nước ta vẫn chưa có cơ chế, điều luật thực thi, giải quyết vấn đề trên. Như thế, về đại thể mà nói thì hôn nhân đồng giới vẫn chưa được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

     

              4. CẤM

    Ngoài những quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hay theo hướng kết hợp dân sự đối với hôn nhân đồng giới thì hiện nay, tại một số quốc gia vẫn có một số nước là “địa ngục” đối với người đồng giới. Một số ví dụ như:
     + Uganda: Quan hệ đồng tính luyến ái là tội danh hình sự với mức án tù chung thân. Tòa án hiến pháp của nước này tuyên bố sẽ tiến đến phạt tử hình đối với những người đồng tính.

     + Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE): Người đồng tính thường bị phạt tiền hoặc bị bỏ tù và mặc dù hiếm gặp nhưng hình thức tử hình cũng có khi được áp dụng.

    + Nigeria: Được coi là một trong những nước kỳ thị người đồng tính nhất trên thế giới. Tại đây, thành viên của cộng đồng LGBT có thể bị bỏ tù nếu bị phát hiện.

    + Jamaica: Thường được coi là "địa ngục trần gian" đối với cộng đồng LGBT, nước này được biết đến với con số đáng báo động những vụ tấn công và những bài phát biểu mang tính kỳ thị thường xuyên xảy ra nơi công cộng.

    + Nga: Những loại hình quan hệ tình dục phi truyền thống đều bị cấm. Những ai vi phạm luật này đều có thể bị phạt tù hoặc trục xuất.

    Nguồn: Bài viết có sự tham khảo từ nhiều nguồn, bài báo khác nhau.

     

     
    21819 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (16/09/2018) Cherry1234 (02/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #496106   04/07/2018

    Bởi vì mỗi nước có một văn hóa, tập quán khác nhau nên mình không dám phát xét việc cấm hay cho phép kết hôn đồng tính là đúng hay sai. Làm sao mà tốt cho các bên trong các mối quan hệ xã hội là được. Còn hiện tại quy định của pháp luật nước ta không cấm nhưng cũng không ủng hộ việc kết hôn đồng tính. Nhưng tương lai mình nghĩ quy định của nước ta sẽ duy trì tinh thần này. Mình cũng thấy như vậy là hợp lí vì đồng ý kết hôn đồng tính sẽ phát sinh nhiều vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantam1996 vì bài viết hữu ích
    songha2000 (30/11/2022)
  • #497033   15/07/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình thì thuộc nhóm ủng hộ hôn nhân đồng giới vì những lý do sau:

    Thứ nhất, xu hướng tình dục khác biệt không phải là một cái tội. Trong khi đó ai cũng có quyền được mưu cầu hạnh phúc. Vì vậy dù là gay, less, hay người bình thường thì cũng có quyền được sống cùng người mình yêu thương, được gia đình đồng ý và pháp luật công nhận.

    Thứ hai, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới giúp duy trì trật tự xã hội. Một khi các cặp chưa được công nhận, họ sẽ bị mặc cảm tự ti xa lánh xã hội, bị chịu miệt thị khinh khi. Một xã hội xem thường người đồng tính thì họ rất dễ bị xâm hại.

    Thứ ba, dù là hôn nhân đồng giới thì họ cũng là những con người bình thường, có công việc, địa vị xã hội, trách nhiệm gia đình,…Chưa kể những cặp này khi được cho phép kết hôn thì họ thường có sự gắn kết rất lâu dài, có thể còn gắn kết hơn cả những cặp bình thường khác. Những cặp đồng tính họ thường có sự đồng cảm rất sâu sắc, vì vậy tình cảm giữa họ thực sự rất chân thật và gắn bó. Họ quan tâm lẫn nhau, họ thậm chí cũng chăm sóc con cái rất tốt.

    Thứ năm, dù hợp pháp hóa hay không thì hiện nay những cặp đồng tính vẫn gắn bó với nhau nằm ngoài phạm vi kiểm soát pháp luật.

    Vì vậy mình cũng mong muốn Việt Nam sớm đồng ý hôn nhân đồng giới.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoatuyetly152 vì bài viết hữu ích
    songha2000 (30/11/2022)
  • #498568   02/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Mỗi nước sẽ có một văn hóa khác nhau, và có một cách cư xử cũng như suy khác nhau, cho nên sẽ có những cách hành xử khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật ban hành ra cũng chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất đến với dân chúng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cherry1234 vì bài viết hữu ích
    songha2000 (30/11/2022)
  • #498631   03/08/2018

    Mong là một ngày không xa, pháp luật Việt Nam cũng sẽ công nhận hôn nhân đồng giới. Bởi lẽ họ cũng là con người, cũng có quyền yêu và kết hôn. Tuy nhiên, do thuần phong mỹ tục, suy nghĩ còn khá cổ hủ, bảo thủ nên một bộ phận người Việt vẫn chưa chấp nhận chuyện này. Vì vậy, để hiện thực điều đó cần phải là một quá trình lâu dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #502457   16/09/2018

    Mỗi nước sẽ có một nền văn hóa khác nhau và dĩ nhiên cách nhìn của xã hội sẽ tác động rất nhiều đến nhận thức của mỗi người đặc biệt là người Á Đông. Từ trước cho đến hiện tại thì ít có nước châu Á nào công nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên hiện nay cộng đồng LGBT ngày càng phát triển và phần nào đóng góp cho xã hội khá nhiều cho nên nhiều người thay vì kỳ thị thì nay đã có cái nhìn khác về họ. Hy vọng hôn nhân đồng giới sẽ được công nhận tại nhiều quốc gia hơn trong đó có Việt Nam.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #502463   16/09/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa hay mỗi tôn giáo đều có quan niệm khác nhau về hôn nhân đồng giới. Đối với các quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam vẫn coi hôn nhân là sự kết hợp của một nam và một nữ nhằm duy trì nòi giống. Tuy nhiên quan điểm đó ít nhiều có sư thay đổi khi cộng đồng LGBTngày càng phát triển, mặc dù họ không có khả năng duy trì nòi giống nhưng những người này họ cảm thấy hạnh phúc khi chung sống với nhau đó là "quyền mưu cầu hạnh phúc" của họ và hơn hết họ cũng có những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Vậy chăng đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khác về hôn nhân đồng giới, thừa nhận hôn nhân đồng giới để họ có thêm động lực cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước

     
    Báo quản trị |  
  • #503256   26/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thấy việc cho phép kết hôn đồng giới hay không thì còn tùy thuộc vào phong tục, tập quán của từng đất nước nữa. Không thể cứ thấy thế giới cho phép rồi cũng cho phép két hôn đồng giới ồ ạt. Ngoài ra, việc kết hôn đồng giới còn dẫn tới việc phải điều chỉnh lại một số văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp và đưa ra các quy phạm mới để điều chỉnh về vấn đề nay. Vì vậy, để công nhận cho kết hôn đông giới thì cần phải trải qua thời gian chuẩn bị tương đối dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #503698   30/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Thực sự đồng tính đã tồn tại từ lâu và lịch sử cũng đã lưu lại. Người đồng tính xã hội nào cũng có, chỉ có điều là họ có được công nhận hay không. Pháp luật được xây dựng để bảo vệ các giá trị con người, vì vậy việc tiếp cận và công nhận hôn nhân đồng giới cũng là đang thực hiện và bảo vệ quyền con người.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #503826   02/10/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha là ba quốc gia tiên phong hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và một sự thật là các quốc gia này đều được đánh giá là nơi đáng sống, hạnh phúc nhất thế giới cả về chất lượng sống, quyền con người, chỉ số phát triển (IQ) và nền giáo dục tuyệt vời. Còn tại Việt Nam, hôn nhân dồng giới vẫn là một cụm từ gây nhiều tranh cãi, tuy xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn trước. Nguyên do chủ chốt đó là nó làm thay đổi chuẩn mực truyền thống, định kiến xã hội. Khái niệm kết hôn vẫn được hiểu là sự kết hợp giữa nam và nữ, để duy trì nòi giống còn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, quyền mưu cầu hạnh

    Hiện nay trên thế giới có các hình thức thừa nhận việc chung sống hợp pháp của NĐT như: cho phép kết hôn giống những cặp dị tính, công nhận dưới hình thức kết hợp dân sự (civil union) như kết hợp dân sự, đối tác chung nhà (domestic partnership), hình thức hợp danh (partnership)… Đối với hình thức kết hợp dân sự, về mặt pháp lý, họ được xem giống như một cặp vợ chồng nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn những cặp vợ chồng dị tính khác ở sự thụ hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế… Mặt khác, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hợp dân sự nêu trên rất hạn chế, không đương nhiên có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hoặc toàn thế giới. Đa phần các kiểu kết hợp dân sự trên chỉ có giá trị trong phạm vi bang, khu vực cho phép đăng ký kết hôn đồng tính, điều này đã gây không ít trở ngại cho các cặp đôi trên khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ ở

    Thật khó để bất cứ một xã hội nào, nhất là một quốc gia còn nặng truyền thống như Việt Nam ngay lập tức công nhận hôn nhân đồng tính, thay đổi quan điểm về khái niệm gia đình, thay đổi chuẩn mực xã hội... trong một thời gian ngắn. Nếu không tạo cơ hội cho người đồng tính chứng minh sự bền vững trong việc sống chung thì xã hội khó đạt được tính căn bản bền vững, giá trị xã hội của pháp luật cũng khó được đảm bảo và phát huy. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Hộ tịch (đang được Bộ Tư pháp soạn thảo) nên đồng thời bổ sung quy định về đăng ký sống chung có đăng ký cho cặp đôi đồng tính. Việc đăng ký này sẽ được ghi vào một sổ riêng với mẫu Đăng ký khác so với mẫu của cặp đôi nam nữ (thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất, bên thứ hai...).

    Các câu chuyện về NĐT cũng xuất hiện khá nhiều trên báo chí, phim ảnh và truyền hình. Thực tế, những Người đồng tính thật sự vẫn còn nỗi niềm suy tư khi xã hội Việt Nam hiện nay vẫn không cho họ cái quyền gọi là bình đẳng. Lẽ ra mọi người nên cảm thông và san sẻ với họ nhiều hơn thay vì ném cho họ những cái nhìn kỳ thị, vì họ là những con người bất hạnh, họ yêu mà không bao giờ được đáp lại, hy sinh mà không bao giờ được bù đắp, cũng như khao khát mà không bao giờ được thỏa mãn. Đồng tính không phải là một tệ nạn như ma túy, thuốc lắc, … không nên đồng hóa họ như những tệ nạn bởi đồng tính là bẩm sinh, họ không có quyền lựa chọn xu hướng tính dục cho bản thân. Đã đến lúc, xã hội có cái nhìn thoáng hơn cho những thành viên mang xu hướng tính dục khác, và cho họ được quyền sống bình thường như bao nhiêu cá thể khác của cộng đồng loài người. Thực chất, khi chúng ta tìm hiểu, đánh giá về quyền của NĐT sẽ không hề có ý nghĩa muốn cổ vũ cho một trào lưu mới mà nên được hiểu đây chính là thay tiếng nói cho những NĐT.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #531804   29/10/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    mình nghĩ vấn đề này thì nước mình lại hay. mềm nhưng không mềm. không cấm nhưng không thừa nhận, việc này điều chỉnh tâm lý trong xã hội rất tích cực, việc không cấm giúp những người LGBT thật sự sẽ được sống như những người bình thường trên đất nước của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #553367   29/07/2020

    Để tạo cơ sở cho việc ghi nhận quan hệ cùng giới, thời gian tới nên tiếp tục có những hình thức phổ biến, định hướng nhận thức đúng đắn hơn về cộng đồng LGBT nói chung, cộng đồng đồng tính nói riêng tại Việt Nam. Việc ban hành các quy định mới trong luật pháp ở Việt Nam để hợp pháp hóa quan hệ đồng giới là cần thiết và cần được tiến hành song song với các hoạt động đánh giá tác động, nâng cao nhận thức để xã hội hiểu và đón nhận.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553376   29/07/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Tại Việt Nam hôn nhân đồng giới không được công nhận, chính vì vậy gần đây theo thông tư mới về hộ tịch thì việc xin cấp giấy chứng nhận độc thân để kết hôn với người đồng tính sẽ bị từ từ chối. Một số quốc gia phát triển như Mỹ thì đã công nhận hôn nhân đồng giới. Tại Việt Nam kết hôn đồng giới không được thừa nhận điều này đã được quy định rõ trong luật hôn nhân gia đình.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #553387   29/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Đài Loan (xin tạm dùng danh từ Quốc gia) là nơi đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới, tuy nhiên, theo mình không nên cổ xuý cũng như cho phép hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới vì đây là vấn đề trái với thuần phong mỹ tục, cũng như tạo ra những tác động và hệ luỵ cho xã hội như suy giảm dân số, ảnh hưởng một bộ phận trẻ em trong giai đoạn phát triển, cũng như phạm trù về tôn giáo. vì vậy , ta vẫn nên áp dụng phương pháp không công nhận quan hệ hôn nhân, cung như không cấm cho các trường hợp này.

     
    Báo quản trị |  
  • #553630   30/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Pháp luật không cấm 2 người cùng giới ở với nhau, người đồng giới có thể sống cùng với người mình yêu. Không nhất thiết là phải được pháp luật công nhận hôn nhân, đúng nếu sống với nhau các bạn sẽ "phân vai" như nào nhỉ, đó là tùy vào các bạn, không pháp luật nào có thể xác định giúp bạn. Pháp luật không bất công đâu, mà chính các bạn đang "ích kỷ" chỉ nghĩ cho riêng mình, hãy nghĩ về công đồng, hãy bảo vệ giới trẻ, hãy bảo vệ giống nòi, chúng tôi luôn thông cảm với các bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #553711   31/07/2020

    So với những nước mà cấm hôn nhân đồng giới thì việc Việt Nam không thừa nhận cũng không phản đối đã là rất tiến bộ. Những người đồng giới vẫn có quyền tự do bình đẳng yêu người mình yêu. Nhưng xét về mặt đạo đức và vì tính duy trì dân số, đảm bảo sinh học lâu dài thì nhà nước không nên khuyến khích chuyện này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #553732   31/07/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Hiện tại, tại Pháp Luật Việt Nam mặc dù vẫn chưa được công nhận tuy nhiên thực tế cuộc sống bên ngoài cũng ngày một thừa nhận những bạn ở giới tính thứ ba và xã hội đã không còn xa lạ gì với các cặp đôi đồng giới. Có thể một ngày không xa pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận điều này tại một điều luật cụ thể nào đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #554006   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Đúng là mỗi nước có một văn hóa khác nhau, có nước cấm có nước công nhận. Việc Việt Nam mình không cấm cũng không công nhận là một lựa chọn phù hợp với thời điểm đó. Hi vọng trong tương lai không xa Việt Nam sẽ thừa nhận hôn nhân đồng giới.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556793   31/08/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Nước chúng ta hiện cũng có cái nhìn thoải mái hơn đối với vấn đề hôn nhân đồng giới. Trước kia, pháp luật cấm hôn nhân đồng giới nhưng từ khi Luật Hôn nhân và gia định năm 2014 ra đời thì được giảm mức độ xuống thành không công nhận hôn nhân đồng giới. Điều này thể hiện pháp luật nước ta rất tôn trong quyền con người trong phạm vi truyền thống của chính mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #580073   30/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Thế giới tiếp cận Hôn nhân đồng giới như thế nào?

    Mỗi nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, nhưng theo mình hình sự hóa quan hệ đồng giới là sai hoàn toàn không thể lấy ký do văn hóa để vi phạm quyền con người cơ bản như vậy được. Việt Nam thì xu hướng hiện tại vẫn là nhắm mắt làm ngơ, không có cơ chế bảo vệ quyền và nghĩa vụ việc các cặp đôi đồng giới chung sống với nhau, khi xảy ra mâu thuẫn cũng khó giải quyết vì nếu chiếu theo luật mà làm thì hai người này giống như người sống chung một mái nhà, không có quan hệ thân thích gì hết, việc chứng minh tài sản chung cũng rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #587620   13/07/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thế giới tiếp cận Hôn nhân đồng giới như thế nào?

    Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định gì về hôn nhân đồng giới, trên cơ sở pháp luật, thì pháp luật chỉ công nhận hôn nhân giữa nam và nữ, tuy nhiên thực tế vẫn có rất nhiều cặp đôi đồng giới tổ chức lễ kết hôn với nhau và cũng không bị ngăn cấm bởi pháp luật, qua đó có thể thấy pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do của con người, miễn là không làm điều trái pháp luật và ảnh hưởng người khác

     
    Báo quản trị |