Ý kiến của tôi là vẫn cần, vì phần sau của nửa đầu Khoản 4 là dẫn chiếu theo luật đất đai không phải là luật nhà ở, bởi vậy vẫn nên đối chiếu với các nguyên tắc bán; cho thuê; thế chấp nhà ở xã hội trong Luật nhà ở 2014.
Về nguyên tắc là người mua nhà ở xã hội thanh toán 95% tiền mua nhà thì có quyền yêu cầu chủ đầu tư tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ và QSHNƠ, nếu mới thanh toán 95% mà tiến hành mua bán thì có phải là vi phạm nghĩa vụ.
Bởi vậy luật nhà ở 2014 quy định về việc bán nhà phải đủ 2 yếu tố: sau 5 năm từ ngày hoàn tất thanh toán + có chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về bản chất giao dịch mua bán nhà ở và giao dịch thế chấp về hậu quả cuối cùng có thể là giống nhau, nếu bên thế chấp không có khả năng thanh toán thì bên nhận thế chấp có quyền lấy tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ, đồng nghĩa là đã chuyển nhượng tài sản.
Theo tôi phần sau nửa đầu của Khoản 4 là áp dụng cho nhà ở xã hội dạng riêng lẻ. Nếu cần thiết thì bạn nên đem giấy chứng nhận kia ra UBND hỏi về khoản tiền sử dụng đất mà người sở hữu nhà ở xã hội phải thanh toán cho nhà nước nếu muốn chuyển nhượng, nếu UBND chấp thuận cho đóng tiền thì đồng nghĩa cho thực hiện chuyển nhượng tự do.
Khả năng cao là ngân hàng từ chối vì luật không rõ nên sẽ có nguy cơ hợp đồng vô hiệu và người thế chấp chưa thực hiện trả tiền sử dụng đất theo nửa sau của Khoản 4, rủi ro cao nên nếu có chấp thuận UBND hoặc có giấy nộp tiền sử dụng đất thì Ngân hàng nhận thế chấp là cao hơn
Làm ơn đừng nhấn nút "cảm ơn" vì tôi không thích vậy.