Thẻ ATM bị nuốt thì phải làm sao? Lấy lại thẻ ATM bị nuốt có mất phí không?

Chủ đề   RSS   
  • #612681 12/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (975)
    Số điểm: 16578
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 326 lần
    SMod

    Thẻ ATM bị nuốt thì phải làm sao? Lấy lại thẻ ATM bị nuốt có mất phí không?

    Nếu đi rút tiền mà thẻ ATM bị nuốt do nhập sai mã pin hay do lỗi từ cây ATM thì phải làm sao? Khi lấy lại thẻ ATM có phải mất chi phí nào không? Cụ thể qua bài viết sau đây.

    Thẻ ATM bị nuốt thì phải làm sao? Lấy lại thẻ ATM bị nuốt có mất phí không?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thẻ ATM bị nuốt khi rút tiền, có thể kế đến một số nguyên nhân thường gặp như nhập sai mã pin quá 3 lần, không kịp lấy thẻ sau khi rút, cây ATM bị lỗi. Vậy, khi thẻ ATM bị rút, người rút tiền cần xử lý như sau:

    1) Kiểm tra lại cây ATM có nhả thẻ ra không?

    Việc cần làm đầu tiên sau khi phát hiện thẻ ATM bị nuốt là nhấn nút Cancel để huỷ giao dịch. Nếu cây ATM nhả thẻ thì nhanh chóng rút thẻ ra. Nếu cây ATM không nhả thẻ thì thực hiện bước tiếp theo sau đây.

    2) Liên hệ với ngân hàng

    Người rút tiền cần liên hệ ngay với ngân hàng qua số Hotline được dán trên cây ATM đã nuốt thẻ (áp dụng cho cả thẻ cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng).

    Ngoài ra nếu đang rút tại cây ATM đặt trước phòng giao dịch của ngân hàng thì người rút tiền có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên tại phòng giao dịch đó.

    3) Thực hiện theo hướng dẫn

    Khi liên hệ với ngân hàng, người rút tiền có thể sẽ được yêu cầu cung cấp một số thông tin như: Thời gian bị nuốt thẻ, giao dịch trước khi bị nuốt thẻ, địa chỉ của cây ATM… Sau đó, ngân hàng sẽ lấy thêm một số thông tin liên lạc của người rút tiền và thông báo hướng giải quyết cụ thể.

    Sau đó, tuỳ ngân hàng sẽ có các phương pháp nghiệp vụ và thời gian khác nhau để lấy lại thẻ ATM đã bị nuốt và giao cho khách hàng.

    Thông thường, khi đi nhận lại thẻ khách hàng sẽ được yêu cầu mang theo CCCD và một số giấy tờ tùy thân khác.

    4) Sau khi nhận lại được thẻ

    Sau khi nhận lại thẻ của mình nên đổi mật khẩu để tránh những trường hợp bị lộ thông tin.

    Thông thường khi lấy lại thẻ ATM bị nuốt thì khách hàng sẽ không bị mất chi phí, tuy nhiên nếu làm lại thẻ thì sẽ mất một số chi phí nhất định tùy theo từng ngân hàng.

    Thẻ ATM là gì?

    Theo Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định 

    - Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận.

    Thẻ ngân hàng không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.

    - Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ.

    - Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

    - Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ.

    Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ thẻ) và thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).

    Thẻ vật lý là thẻ có hình thức hiện hữu vật chất, thông thường được làm bằng chất liệu nhựa, có gắn dải từ hoặc chip điện tử để lưu giữ dữ liệu thẻ.

    Như vậy, thẻ ATM là tên gọi của thẻ ngân hàng vật lý được sử dụng để rút tiền tại các cây ATM. Theo đó, có các loại thẻ ATM bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước.

    Thẻ ATM có giao dịch được ngoại tệ không?

    Theo Điều 4 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ như sau: 

    - Trên lãnh thổ Việt Nam:

    + Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam;

    + Đối với các giao dịch thẻ khác:

    ++ Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ;

    ++ Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ tổ chức thanh toán thẻ;

    ++ Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    - Ngoài lãnh thổ Việt Nam:

    Khi thực hiện giao dịch thẻ ngoài lãnh thổ Việt Nam, chủ thẻ phải thực hiện thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Như vậy, mọi giao dịch bằng thẻ ATM đều phải sử dụng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ.

     
    816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận