Thanh toán quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #489797 17/04/2018

    dung.ltm110@gmail.com

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Thanh toán quốc tế

    Nhờ các Luật sư tư vấn giúp em trường hợp sau:

    Công ty liên doanh A (Việt Nam) có Công ty B là chủ đầu tư (Hong Kong). Theo đó:

    -         A gia công phần mềm cho B, sau đó B bán cho C;

    -         C thanh toán cho B, sau đó B mới thanh toán cho lại cho A.

    Hỏi: C có thể thanh toán trực tiếp cho A hay không? Nếu được thì căn cứ pháp luật, hồ sơ thủ tục ra sao?

    Vụ việc của khách bên em, cần tư vấn gấp, mong Quý luật sư gợi ý cho em hướng giải quyết.

    Em xin chân thành cám ơn ạ!

     
    1520 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #489928   19/04/2018

    dung.ltm110@gmail.com
    dung.ltm110@gmail.com

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Tự giải đáp:

    Về nguyên tắc thì có thể viết như sau, nhưng về pháp luật áp dụng thì còn lăn tăn.

     

    Kính gửi anh/chị,

     

    Liên quan đến vấn đề mà chúng ta đã trao đổi ngày 16 tháng 4 năm 2018 về việc C thay vì thanh toán cho B thì có thể thanh toán trực tiếp cho A hay không? Chúng tôi xin trao đổi với anh/chị như sau:

     

    1.         Trước tiên, chúng tôi trình bày tóm tắt vấn đề này như sau:

     

    -           A là công ty liên doanh (Việt Nam) có chủ đầu tư là B (Hong Kong);

     

    -           A nhận gia công phần mềm cho B, B bán thành phẩm cho C;

     

    -           Sau khi C thanh toán cho B thì B mới thanh toán lại cho A.

     

                Câu hỏi đặt ra là liệu C có thể thanh toán trực tiếp cho A hay không? Và nếu được thì thực hiện theo phương thức nào?

     

    2.         Sau đây là một số cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề vừa nêu trên:

     

    -           Căn cứ Điều 274 Bộ luật dân sự 2015:

     

    “Điều 274. Nghĩa vụ

    Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”

     

    -           Căn cứ Điều 402 Bộ luật dân sự 2015:

     

    “Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu

    Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

    1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”

     

     

    -           Căn cứ theo Điều 283 Bộ luật dân sự 2015:

     

    Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

    Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

     

    -           Căn cứ từ Điều 365 đến Điều 371 Bộ luật dân sự 2015:

     

    “Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ trường hợp sau đây:

    a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

    b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

    2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

    Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

     

    Điều 366. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ

    1. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

    2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

     

    Điều 367. Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu

    Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     

    Điều 368. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.

     

    Điều 369. Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

    2. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

     

    Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ

    1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

    2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

     

    Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm

    Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

     

    3.         Từ mục (1) và (2), chúng tôi nhận thấy C hoàn toàn có thể thanh toán trực tiếp cho A và có 02 cách thức thực hiện được trình bày cụ thể như sau:

     

    Cách 1: Dựa trên nguyên tắc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng song vụ.

     

    -           B ký Hợp đồng gia công với A, đây là hợp đồng song vụ, theo đó A (là bên có quyền) có quyền nhận tiền thanh toán từ B và ngược lại B (là bên có nghĩa vụ) có nghĩa vụ thanh toán cho A. Do đó, B yêu cầu C thanh toán trực tiếp cho A có nghĩa là B đã chuyển giao nghĩa vụ của mình cho C, điều này cần sự đồng ý của bên có quyền là A.

     

    -           C ký Hợp đồng mua bán hàng hóa với B, đây là hợp đồng song vụ, theo đó B (là bên có quyền) có quyền nhận tiền thanh toán từ C và ngược lại C (là bên có nghĩa vụ) có nghĩa vụ thanh toán cho B. Do đó, B có quyền chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán vừa nêu cho A, A khi đó trở thành người thế quyền và A sẽ yêu cầu C thanh toán cho mình. Việc chuyển giao này B phải thông báo bằng văn bản có C biết nhưng không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ thanh toán là C.

     

    -           Như vậy, C thanh toán trực tiếp cho A thì cần có sự đồng ý của A và B phải thông báo bằng văn bản cho C rằng C thay vì thanh toán cho mình thì thực hiện nghĩa vụ thanh toán đó cho A.

     

    Cách 2: Ký hợp đồng ba bên.

     

                Theo phương thức này thì A, B và C sẽ cùng thỏa thuận ký với nhau một Hợp đồng thương mại. Theo đó, A gia công phần mềm cho B, B bán phần mềm thành phẩm cho C. C thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần cho B và một phần cho A.

     

    Hy vọng những tham vấn pháp lý của chúng tôi giải đáp được thắc mắc của anh/chị. Nếu anh/chị có bất cứ câu hỏi nào thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

     

    Trân trọng,

     

     
    Báo quản trị |