Ví số, hay ví điện tử, là một thuật ngữ dùng trong giao dịch thương mại điện tử. Ví điện tử ban đầu được coi là một phương pháp lưu trữ nhiều dạng tiền điện tử (e-cash) khác nhau, sau đó phát triển thành một dạng dịch vụ cho phép người dùng Internet lưu trữ và sử dụng thông tin trong mua bán. Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP.
Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
" - Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Có phương án kinh doanh dịch vụ ví điện tử được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại Điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ;
- Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
- Điều kiện về nhân sự:
-
Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.
-
Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ ví điện tử có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;
- Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
- Trường hợp cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ ví điện tử của tổ chức;
- Trong quá trình cung ứng dịch vụ ví điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát theo thời gian thực tổng số tiền của khách hàng trên các Ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử tại các ngân hàng.
- Việc nạp tiền vào Ví điện tử, rút tiền ra khỏi Ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng."
Như vậy, có phải bất kỳ doanh nghiệp nào không phải ngân hàng, không phải tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhưng đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh (bên dưới) cũng có thể làm hồ sơ để Ngân hàng nhà nước duyệt đúng không?
64190: Hoạt động trung gian tiền tệ khác
Chi tiết : Dịch vụ trung gian thanh toán (Chỉ được kinh doanh khi cơ quan có thẩm quyền cho phép);
(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)
64990: Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)
Chi tiết: Dịch vụ trung gian thanh toán (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép)
Bên cạnh đó, khi đăng ký dịch vụ này thì doanh nghiệp được thực hiện những chức năng gì ?