thành lập cty TNHH 2 thành viên

Chủ đề   RSS   
  • #334160 20/07/2014

    BITRIDUNG79

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2013
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    thành lập cty TNHH 2 thành viên

    xin các luật sư tư vấn cho tôi cụ thể như sau:

    cty TNHH A đang hoạt động ngành dịch vụ cơ giới xây dựng. nay theo dự án kinh doanh của tôi thuyết phục nên bỏ vốn 1tỉ 500 triệu cho tôi làm sản xuất chế biến gổ, trong quá trình 6 tháng tôi bỏ ra rất nhiều công sức tiền bạc để hoàn thành nhà xưởng máy móc nhưng không được cty A ghi nhận bằng số liệu hay văn bản gì ,tôi phát hiện mình bị lợi dụng nên quyết định thành lập công ty trong đó có vốn của Cty TNHH A bởi vì A đã chi ra số vốn đó để làm rồi,

    vậy tôi nên thành lập công ty TNHH hay cty cổ phần, vì tôi có thể kêu gọi góp vốn từ 1 đơn vị khác 

    và cty A buộc phải chấp nhận hay không nếu tôi thành lập công ty,hiện nay tôi chưa kí kết bất cứ văn bản hợp đồng nào với A ( nhưng trên mặt tình cảm thì do cty TNHH A tin tưởng bỏ vốn cho tôi làm nên tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm với số vốn này, bởi vì nếu tôi nói không làm  nữa thì đồng nghĩa cty A mất trắng hoặc trên 80% số vốn đó,cho nên tôi muốn thành lập công ty và làm giám đốc điều hành .đại diện theo pháp luật,và cty TNHH A sẽ thành chủ tịch hội đồng quản trị đúng không.và tôi định góp vốn 400 triệu để thành lập trong thời hạn 1 năm có được không,

    xin các luật sư cho tôi phương án hợp tình hợp lý nhất,

     
    3726 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #337029   04/08/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Về vấn đề của bạn, Luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1. Về việc lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp:

    Luật Doanh nghiệp quy định có nhiều loại hình doanh nghiệp để người dân lựa chọn thành lập, trong đó có hai loại hình doanh nghiệp chính là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên nhưng lưu ý:

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng thành viên tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn đại chúng được (Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

    - Công ty cổ phần phải có số lượng cổ đông tối thiểu là ba, và không giới hạn tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn từ đại chúng.

    ( Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

    Như bạn trình bày, ý tưởng thành lập doanh nghiệp, sử dụng vốn của công ty TNHH A (đã đưa cho bạn triển khai đầu tư dự án sản xuất chế biến gỗ) cùng bạn thiết lập nên một công ty mới chỉ là ý tưởng chủ quan của bạn, chưa được Công ty A chấp thuận. Như vậy, đặt ra hai trường hợp:

    (i) nếu công ty A đồng ý với ý tưởng của bạn, hai bên sẽ lập biên bản thỏa thuận góp vốn để phân định các vấn đề: tỷ lệ góp vốn, các vị trí quản lý, điều hành trong công ty, tùy khả năng cũng như sự phù hợp và đặc biệt là sự thỏa thuận giữa hai bên mà công ty A có thể cử người làm chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc công ty.

    (ii) nếu công ty A không đồng ý với phương án của bạn thì bạn cũng không thể ép Công ty A về vấn đề này được. Trong trường hợp này bạn buộc phải lựa chọn, tiếp tục mở công ty của riêng mình để kinh doanh (theo hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – trong trường hợp bạn không muốn hùn vốn đầu tư chung với người khác), hoặc là bạn trả lại công ty A quyền tiếp quản toàn bộ dự án bạn đã tiến hành đầu tư (theo sự thỏa thuận với công ty A từ đầu), hoặc tiếp nhận dự án đó và chuyển lại tiền đã nhận của công ty A. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và công ty A.

    2. Về thời hạn góp vốn:

    Như bạn trao đổi, bạn mong muốn góp vào công ty mức vốn ban đầu là 400 triệu trong thời hạn 01 năm, điều này mặc dù Luật Doanh nghiệp hiện hành không có quy định chi tiết (về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp, cũng liên quan trực tiếp đến thời gian tham gia góp vốn đầu tư của các chủ thể) nhưng đối với một doanh nghiệp thì dường như việc ấn định thời hạn đầu tư 1 năm là quá ngắn và có nhiều điểm được chúng tôi cho là chưa phù hợp, bởi lẽ, sẽ là rất khó cho một doanh nghiệp, ra đời và hoạt động trong 1 năm, sau đó sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý mọi hợp đồng/giao dịch của công ty và nộp hồ sơ xin giải thể. Việc này ít nhiều không khả thi trên thực tế.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    BITRIDUNG79 (06/08/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net