Thân nhân người có công được cấp Bảo hiểm y tế khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614235 19/07/2024

    huuhieplaw

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thân nhân người có công được cấp Bảo hiểm y tế khi nào?

    Việc cấp Bảo hiểm y tế (BHYT) cho thân nhân người có công với cách mạng là một chế độ, chính sách được nhiều người quan tâm, nhưng không phải nhân thân người có công cách mạng nào cũng được cấp BHYT mà còn phụ thuộc vào từng trường hợp theo quy định của pháp luật.

    Thân nhân người có công với cách mạng?

    Căn cứ theo Điều 3  Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 đã quy định người có công với cách mạng gồm những người sau đây:

    - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

    - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

    - Liệt sỹ;

    - Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

    - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

    - Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

    - Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;

    - Bệnh binh;

    - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

    - Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

    - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

    - Người có công giúp đỡ cách mạng.

    Bên cạnh đó, thân nhân của người có công với cách mạng cũng được quy định bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.

    Thân nhân người có công được cấp Bảo hiểm y tế khi nào?

    Theo quy định tại khoản 11, 12 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2021/NĐ-CP) thì thân nhân của các đối tượng người có công với cách mạng sau đây được ngân sách Nhà nước đóng BHYT bao gồm:

    - Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.

    - Thân nhân của người có công, trừ các đối tượng thân nhân của liệt sĩ, gồm:

    + Vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi hoặc khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

    + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

    + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

    + Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

    Do đó, những người thuộc một trong những đối tượng nêu trên thì cần liên hệ với đơn vị có trách nhiệm lập danh sách cấp thẻ BHYT. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì: UBND xã có trách nhiệm lập danh sách đối với đối tượng này.

    Như vậy, đối với trường hợp người dân chỉ là thân nhân của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân, Huy chương kháng chiến theo quy định tại Điều 35, 38 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 mà không đồng thời thuộc các đối tượng trên thì không được cấp BHYT theo ngân sách của Nhà nước.

     
    122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận