Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #617209 08/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1169)
    Số điểm: 20038
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 401 lần
    SMod

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    Ngày 04/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó đã quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

    Nghị định 123/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 04/10/2024

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (1) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

    Theo Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của mốc địa giới đơn vị hành chính.

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    (2) Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành

    Theo Điều 31 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành như sau:

    - Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Trưởng đoàn thanh tra do Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra do Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Thanh tra Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng theo quy định.

    - Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất an ninh theo quy định.

    - Các chức danh Công an theo quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, những cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm Uỷ ban nhân dân các cấp và thanh tra chuyên ngành như Trưởng đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng,...

    Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?

    Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm:

    - Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định 123/2024/NĐ-CP;

    - Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra cấp tỉnh thành lập, công chức làm công tác địa chính cấp xã; công chức, viên chức thuộc cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp đang thi hành công vụ.

    Công chức, viên chức kiểm lâm đang thi hành công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến đất lâm nghiệp. Người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân đang thi hành công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng;

    - Đối với người có thẩm quyền đang thi hành công vụ không thuộc các chức danh quy định trên hoặc không thuộc địa bàn quản lý của mình mà phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền để lập biên bản vi phạm hành chính.

    Như vậy, ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đương nhiên có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thì Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra cấp tỉnh thành lập, công chức làm công tác địa chính cấp xã; công chức, viên chức thuộc cơ quan có chức năng quản lý đất đai các cấp đang thi hành công vụ,... cũng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

     
    77 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận