Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ đề   RSS   
  • #612741 13/06/2024

    thuthaopt20

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/04/2024
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

    Theo Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi phạm hành chính.

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    - Phạt cảnh cáo;

    - Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    Hành vi vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân, do vậy cần phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Thực hiện tốt công tác xử phạt vi phạm hành chính sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

     
    82 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận