Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #461034 14/07/2017

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

    Hiện tại mình có trường hợp áp dụng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính muốn trao đổi với mọi người như sau, trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định

    Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

    nhưng Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định

    Điều 67. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

    1. Cảnh cáo.

    2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

    3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

     

    vậy nếu mình xử phạt "vi phạm hành chính" theo Nghị định 121/2013 thì áp dụng mức phạt đến 10.000.000 được ko, có trái với quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính hiện hành hay không? việc văn bản chuyên ngành quy định như vậy có được xem là trái với Luật không mọi người? Ai biết trao đổi giúp mình, cảm ơn mọi người.

    Cập nhật bởi richphan234 ngày 14/07/2017 12:21:20 CH
     
    2392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #461113   14/07/2017

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nghe chuối nhỉ. Mình cũng chưa gặp trường hợp này bao giờ, bác nào rành trao đổi chút đi.

     
    Báo quản trị |  
  • #461118   14/07/2017

    Theo Tôi các văn bản QPPL cấp thấp khi ban hành không được trái với văn bản QPPL cấp trên. Do vậy, Nghị định trái với Luật thì phần trái đó của Nghị định sẽ bị vô hiệu. Bạn không nên áp dụng mà phải có văn bản hoặc ý kiến với các đại biểu Quốc hội khi tiếp xúc để có chỉ đạo tuýt còi Nghị định này. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyvei vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (16/07/2017)