Thẩm quyền ký hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #497632 24/07/2018

    Ananan12345

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Thẩm quyền ký hợp đồng

    Kính chào các ACE. E có một vướng mắc sau mong mn giúp đỡ giải đáp ạ

    Công ty e là cty TNHH 1TV có 1 Giám đốc là người ĐDTPL

    Đến nay Cty mới tuyển 1 ông GĐ điều hành về. Nhưng ông này đang trong thời gian hoãn thi hành án nên không đủ ĐK làm DDTPL nên để chức danh là GDĐH cty

    Nay, GĐ- DDTPL bên em muốn ủy quyền cho GDDH nhân danh cty ký các loại HĐ. 

    Theo e tìm hiểu thẩm quyền ký các loại HĐ thuộc về DDTPL. Tuy nhiên có thể ủy quyền cho người khác ký, nhưng trường hợp cty e GDDH đang có vấn đề (hoãn THA) thì có ký được không ạ

    Rất mong mn giúp đỡ ạ

    E cảm ơn!

     
    2473 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497638   24/07/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Gửi bạn tham khảo!

    Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014

    Điều 15. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức

    ….5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

    c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;

    d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định…”

    Bên cạnh đó tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định.

    “Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    … 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

    Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mong bạn sớm đưa ra được giải pháp phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    Ananan12345 (24/07/2018)
  • #497643   24/07/2018

    Ananan12345
    Ananan12345

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn nhiều nhưng mình vẫn băn khoăn 1 chút bởi quy định tại Điều 15 là quy định về đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên...là tổ chức. 

    Mình ví dụ: Công ty A là thành viên góp vốn vào công ty B. Công ty A ủy quyền cho ông X nào đó là đại diện theo ủy quyền tại công ty B. Vậy ông A phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15

    Nhưng trường hợp cty mình là ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân (theo mình hiểu là quan hệ dân sự) Ông GĐ- ĐDTPL ủy quyền cho bà GDDH thay mình thực hiện quyền ký HĐ.

    Vậy mình ko biết như vậy áp dụng Điều 15 có phù hợp hay không?

    Mong bạn giúp đỡ. Mình cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #497644   24/07/2018

    Ananan12345
    Ananan12345

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    GDDH bên mình ko phải DDTPL và có ký HĐLĐ  với ĐDTPL với vai trò người lao động. Chức danh tuyển dụng là GDDH cty, chịu trách nhiệm trước GĐ-DDTPL

     
    Báo quản trị |  
  • #497647   24/07/2018

    Chào bạn, về việc ủy quyền cho người này tôi thấy bình thường, chỉ cần người này có năng lực hành  vi dân sự là được. Về quy định pháp luật thì bạn có thể xem khoản 3 điều 134 BLDS 2015

    Điều 134. Đại diện

    1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

    3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

    Cập nhật bởi LSTranTrongQui ngày 24/07/2018 11:32:10 SA

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    Ananan12345 (24/07/2018)
  • #497653   24/07/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Phải xác định dữ liệu lại là GĐ điều hành được hoãn THA gì? THA dân sự hay hình sự

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #497661   24/07/2018

    Ananan12345
    Ananan12345

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    LSTranTrongQui: Cảm ơn bạn. Tôi cũng chưa tìm được quy định PL nào cấm việc ủy quyền này, nhưng tôi vẫn băn khoăn rằng nếu ủy quyền như vậy thì việc người đang hoãn THA không được phép thành lập và quản lý  DN theo quy định tại điều 18 LDN, không đủ ĐK làm DDTPL lại được ủy quyền đứng ra ký HĐ thì có được không?

    lawyerinthefutureGDDH đang được hoãn THA hình sự ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497677   24/07/2018

    Ananan12345 viết:

    LSTranTrongQui: Cảm ơn bạn. Tôi cũng chưa tìm được quy định PL nào cấm việc ủy quyền này, nhưng tôi vẫn băn khoăn rằng nếu ủy quyền như vậy thì việc người đang hoãn THA không được phép thành lập và quản lý  DN theo quy định tại điều 18 LDN, không đủ ĐK làm DDTPL lại được ủy quyền đứng ra ký HĐ thì có được không?

    lawyerinthefutureGDDH đang được hoãn THA hình sự ạ.

     

    Chào bạn

    Pháp luật không cấm thì chúng ta cứ làm thôi, bản chất của ủy quyền là bên ủy quyền nhận thấy bên được ủy quyền có năng lực để làm công việc ủy quyền. Do đó, nếu có phát sinh vấn đề gì thì bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm.

    Trân trọng.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    Ananan12345 (24/07/2018)
  • #497692   24/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo tôi thì cần phân biệt rõ sự ủy quyền ở đây.

    Nếu ông GĐ-ĐDTPL ủy quyền cho ông GĐĐH thay mặt cho cá nhân ông GĐ-ĐDTPL để thực hiện các công việc của cá nhân ông GĐ-ĐDTPL (chẳng hạn đứng ra làm thủ tục mua 1 căn nhà cho ông GĐ-ĐDTPL) thì việc này được phép.

    Tuy nhiên nếu ông GĐ-ĐDTPL muốn ủy quyền cho ông GĐĐH thay mặt ông GĐ-ĐDTPL thực hiện các công việc của công ty (chẳng hạn ký hợp đồng nhân danh công ty) thì việc này không được phép theo các điều khoản pháp luật đã trích dẫn ở trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Ananan12345 (25/07/2018)