Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại nhà ở nhờ, cho mượn

Chủ đề   RSS   
  • #600369 22/03/2023

    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại nhà ở nhờ, cho mượn

    Khi giải quyết tranh chấp cần xác định ai là chủ sở hữu nhà; cho rằng nhà bị chiếm hữu trái phép nên đòi lại; hoặc tranh chấp về các quyền của chủ sở hữu liên quan đến nhà ở nhờ, cho mượn thì Tòa án cần xác định ai là người có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với nhà đất. Các tranh chấp này gọi là “Tranh chấp về bất động sản”. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

    Do đó, trong trường hợp này, tranh chấp sẽ do Tòa án nhân dân nơi có nhà giải quyết. Bởi lẽ, Tòa án tại nơi có nhà tranh chấp sẽ dễ dàng tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc nhà đất. Hoạt động thu thập ý kiến của người dân xung quanh nhà đất tranh chấp và cơ quan nhà nước quản lý nhà đất trong địa phương cũng sẽ thuận lợi hơn.

    Đối với các tranh chấp về giao dịch, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ là những tranh chấp liên quan. Tranh chấp nhà đất trong trường hợp này phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận đã được xác lập trước đó. Tranh chấp này có thể là việc một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ mình phải thực hiện theo thỏa thuận. Hoặc một bên cho rằng bên kia đã có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình mượn nhà, ở nhờ.

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

    Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

    Như vậy, trong trường hợp này sẽ căn cứ vào nơi người bị đơn cư trú. Vì đối tượng cần phải giải quyết là quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận theo hợp đồng, giao dịch trước đó nên khởi kiện tại nơi bị đơn cư trú sẽ giúp ích cho việc lấy lời khai, làm rõ những mâu thuẫn giữa các bên trong việc thực hiện hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà đất.

    Thông thường, các tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn thì người khởi kiện thường đòi lại cả quyền sử dụng nhà đất. Nếu có liên quan đến giao dịch, hợp đồng cho mượn thì cũng sẽ yêu cầu chấm dứt hợp đồng, giao dịch. Do đó, phần lớn các trường hợp giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn nhờ đều được giải quyết tại Tòa án nơi có nhà đất.

     
    219 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận