Thẩm quyền giải quyết ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #539320 25/02/2020

    Thẩm quyền giải quyết ly hôn

    Chào luật sư. Vợ chồng em đã đồng ý ly hôn, thống nhất tài sản và con cái. Chúng em có 1 cháu trai 5 tuổi sẽ ở với mẹ. Hiện cả 2 vợ chồng đều làm việc tại quê nhà. Liệu em có thể giải quyết ly hôn tại nơi khác để tránh việc lùm xùm, nói ra vào của hàng xóm với bố mẹ 2 bên không ạ. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. E cảm ơn nhiều ạ.

    Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

    Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

    1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

    b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

    c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

    2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

    a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

    b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

    c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

    d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

    3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

    4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    Vợ chồng bạn ly hôn thuận tình, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về Tòa án nơi nộp đơn, có thể là Tòa án nơi bạn cư trú hoặc Tòa án nơi chồng bạn cư trú hoặc Tòa án nơi cả hai vợ chồng bạn cư trú. Tuy nhiên, nếu bạn không thuộc những nơi mà chúng tôi đã nêu ở trên thì hai bạn không thể giải quyết ở tòa án khác.

     
    7480 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #540030   29/02/2020

    Về vấn đề này mình muốn hỏi nội dung như sau: tại Điiều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    ...”.

    Theo đó nếu trường hợp mình không biết nơi cư trú của chồng thì sẽ được nộp tại nơi cư trú/ làm việc cuối cùng. Tuy nhiên làm sao chứng minh được là mình không biết nơi cư trú của chồng? Phía bên tòa án cứ cho rằng mình đang nói dối để có thể khởi kiện ở nơi mình muốn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #540434   03/03/2020

    Camgiangsn viết:

    Về vấn đề này mình muốn hỏi nội dung như sau: tại Điiều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    ...”.

    Theo đó nếu trường hợp mình không biết nơi cư trú của chồng thì sẽ được nộp tại nơi cư trú/ làm việc cuối cùng. Tuy nhiên làm sao chứng minh được là mình không biết nơi cư trú của chồng? Phía bên tòa án cứ cho rằng mình đang nói dối để có thể khởi kiện ở nơi mình muốn.

     

    Trường hợp này, theo quan điểm của mình thì không cần phải chứng minh có hay không biết nơi cư trú của chồng, vì luật đưa ra lựa chọn là quyền của người nộp đơn theo đó, tòa án nơi được nộp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thụ lý đơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #541975   27/03/2020

    duongpham5991 viết:

     

    Camgiangsn viết:

     

    Về vấn đề này mình muốn hỏi nội dung như sau: tại Điiều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    ...”.

    Theo đó nếu trường hợp mình không biết nơi cư trú của chồng thì sẽ được nộp tại nơi cư trú/ làm việc cuối cùng. Tuy nhiên làm sao chứng minh được là mình không biết nơi cư trú của chồng? Phía bên tòa án cứ cho rằng mình đang nói dối để có thể khởi kiện ở nơi mình muốn.

     

     

     

    Trường hợp này, theo quan điểm của mình thì không cần phải chứng minh có hay không biết nơi cư trú của chồng, vì luật đưa ra lựa chọn là quyền của người nộp đơn theo đó, tòa án nơi được nộp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thụ lý đơn.

    Mình thấy đây cũng chỉ là nội dung lập luận của mình dựa trên quy định thôi chứ thực tế thực hiện thì rất khó. Tòa vẫn sẽ từ chối nhận đơn do đây không phải nơi cư trú của bị đơn. Theo quy định thì mình hiểu tòa sẽ có trách nhiệm đi xác minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền nhưng thực tế mình thấy có trường hợp tòa yêu cầu nguyên đơn tự đi xác nhận nơi cư trú của bị đơn và phải nộp kèm trong đơn khởi kiện văn bản xác nhận nơi cư trú của bị đơn thì mới được.

     
    Báo quản trị |  
  • #542328   30/03/2020

    Camgiangsn viết:

     

    duongpham5991 viết:

     

     

    Camgiangsn viết:

     

    Về vấn đề này mình muốn hỏi nội dung như sau: tại Điiều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    ...”.

    Theo đó nếu trường hợp mình không biết nơi cư trú của chồng thì sẽ được nộp tại nơi cư trú/ làm việc cuối cùng. Tuy nhiên làm sao chứng minh được là mình không biết nơi cư trú của chồng? Phía bên tòa án cứ cho rằng mình đang nói dối để có thể khởi kiện ở nơi mình muốn.

     

     

     

    Trường hợp này, theo quan điểm của mình thì không cần phải chứng minh có hay không biết nơi cư trú của chồng, vì luật đưa ra lựa chọn là quyền của người nộp đơn theo đó, tòa án nơi được nộp phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thụ lý đơn.

     

     

    Mình thấy đây cũng chỉ là nội dung lập luận của mình dựa trên quy định thôi chứ thực tế thực hiện thì rất khó. Tòa vẫn sẽ từ chối nhận đơn do đây không phải nơi cư trú của bị đơn. Theo quy định thì mình hiểu tòa sẽ có trách nhiệm đi xác minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền nhưng thực tế mình thấy có trường hợp tòa yêu cầu nguyên đơn tự đi xác nhận nơi cư trú của bị đơn và phải nộp kèm trong đơn khởi kiện văn bản xác nhận nơi cư trú của bị đơn thì mới được.

    Về mặt pháp lý, có thể nhận định yêu cầu thực hiện thủ tục xác nhận địa chỉ cư trú của Người bị kiện của Tòa án tại một số địa phương là không phù hợp với quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp này, có thể nhờ đến công an vì thẩm quyền xác nhận nơi cư trú là công an khu vực. Họ có thể xác nhận có hay không 1 công dân đang cư trú tại địa phương ở thời điểm xin xác nhận.

    Về mặt pháp lý, có thể nhận định yêu cầu thực hiện thủ tục xác nhận địa chỉ cư trú của Người bị kiện của Tòa án tại một số địa phương là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, có thể nhờ đến công an vì thẩm quyền xác nhận nơi cư trú là công an khu vực. Họ có thể xác nhận có hay không 1 công dân đang cư trú tại địa phương ở thời điểm xin xác nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #540444   03/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;...”. 

    Nếu trường hợp người chồng làm việc tại công ty X nhưng lại không giao kết hợp đồng thì trường hợp này có được xác định Tòa án tại nơi công ty X đặ trụ sở là nơi làm việc cuối cùng không? 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541710   23/03/2020

    nhatgiabao viết:

    Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

    1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;...”. 

    Nếu trường hợp người chồng làm việc tại công ty X nhưng lại không giao kết hợp đồng thì trường hợp này có được xác định Tòa án tại nơi công ty X đặ trụ sở là nơi làm việc cuối cùng không? 

     

    Về vấn đề này, luật chưa có quy định cụ thể việc có giao kết hợp đồng để xác định nơi làm việc cuối cùng, tuy nhiên theo quan điểm của mình khi xác định nơi làm việc cuối cùng của bị đơn thì cần phải có hợp đồng lao động rõ ràng, vì tòa án căn cứ vào đó để xác định có tiếp nhận hoặc chuyển đơn đến tòa án có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #544269   26/04/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Theo thông tin anh/chị trình bày thì hai vợ chồng thuận tình ly hôn, đây là việc dân sự nên phải làm đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Mình thấy là phải nên lấy căn cứ pháp lý về thẩm quyền giải quyết việc dân sự đúng hơn so với lấy căn cứ pháp lý là thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
  • #544393   27/04/2020

    Về vấn đề "Thẩm quyền giải quyết ly hôn" thì theo Điều 36 BLTTDS 2015 có quy định như sau:
     
    1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
     
    2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
     
    3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
     
    Do đó, "Thẩm quyền giải quyết ly hôn" thuộc về tòa án nhân dân ấp huyện.
     
    - Nếu đơn phương ly hôn thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nhân dân quận huyện nơi người yêu cầu cư trú.
     
    - Nếy thuận tình ly hôn thì thì tòa án có thẩm quyền là òa án nhân dân quận huyện nơi bên chồng hoặc bên vợ cư trú.
     
    Hy vọng rằng thông tin trên giúp ích phần nào được cho bạn!
     
    Báo quản trị |