Cơ sở trợ giúp xã hội gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở).
- Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
- Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.
Tại Điều 19 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.
Căn cứ từ quy định trên, thì cá nhân được thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện về xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động. Ngoài ra, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập viện dưỡng lão ngoài công lập có thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nếu Viện dưỡng lão hoạt động phạm vi cấp tỉnh liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nếu cơ sở hoạt động phạm vi cấp huyện có đặt trụ sở chính tại địa phương.