Khi kiểm tra phòng cháy chữa cháy thì ai có thẩm quyền cấp biên bản phòng cháy chữa cháy mới nhất hiện nay?
Việc phòng cháy chữa cháy là một trong những điều kiện hoạt động của tổ chức, cá nhân. Vậy nên sẽ có các cuộc kiểm tra phòng cháy chữa cháy và lập biên bản phòng cháy chữa cháy thì cơ quan có thẩm quyền cấp biên bản này là ai thì tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Biên bản phòng cháy chữa cháy là gì?
Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra về việc phòng cháy chữa cháy. Mẫu biên bản được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Bộ Công An.
Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy là Mẫu số PC10 được ban hành tại Phụ lục 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy năm 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Mau-bien-ban-kiem-tra-phong-chay-chua-chay_2002085056.docx
2. Thẩm quyền cấp biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy mới nhất
Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
(1) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
(2) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên;
Định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần;
- Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ;
Hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại (1) và (2) mục 1 trong phạm vi quản lý của mình;
(5) Cơ quan Công an có trách nhiệm:
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, thời hạn kiểm tra phòng cháy chữa cháy sẽ tuỳ vào từng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra mà kiểm tra định kỳ từ 06 tháng đến 01 năm.