Thẩm phán có được làm giảng viên đại học?

Chủ đề   RSS   
  • #564399 03/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Thẩm phán có được làm giảng viên đại học?

    Thẩm phán có được làm giảng viên đại học

    Thẩm phán là giảng viên đại học - Ảnh minh họa

    Một thẩm phán tại TAND quận 1 vừa phải cách ly tại nhà vì học trò của mình là F1 của một bệnh nhân mắc Covid-19. Nhân đây, trong trường hợp bạn đọc thắc mắc, xin giải thích lý do vì sao thẩm phán vẫn có thể trở thành giảng viên đại học!

    >>> Tòa án quận 1 báo cáo nhanh về thẩm phán tiếp xúc với F1

    Có 2 lý do thẩm phán không bị cấm trở thành giảng viên:

    1. Tham gia giảng dạy không nằm trong danh sách những việc thẩm phán không được làm  

    Trước hết, Thẩm phán Tòa án là công chức theo Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

    Điều 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Thẩm phán không được làm những việc sau đây:

    - Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

    - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

    - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

    - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

    - Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

    Theo đó, những việc cán bộ, công chức không được làm theo Luật cán bộ, công chức và một số luật khác được cập nhật trong đường dẫn dưới đây

    >>> Những việc cán bộ, công chức không được làm

    Có thể thấy, việc trở thành giảng viên giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc các trường đại học ngoài công lập không nằm trong danh sách này.

    2. Thẩm phán có thể giảng dạy nếu đáp ứng các tiêu chí trở thành giảng viên 

    *Tiêu chuẩn trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập:

    Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, tại các Điều 4, 5, 6 Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên theo cao cấp, trung cấp và sơ cấp.

    Về trình độ đào tạo, người muốn làm giảng viên cần có bằng tốt nghiệp đại học cho vị trí giảng viên sơ cấp và bằng tiến sĩ cho vị trí giảng viên cao cấp. Cần có một số chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn và các chứng chỉ liên quan đến ngoại ngữ, tin học.

    Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, người muốn trở thành giảng viên, tối thiểu cần có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm,…

    *Tiêu chuẩn trở thành giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có thể dựa trên tiêu chuẩn tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc tùy theo thỏa thuận của lãnh đạo nhà trường và giảng viên.

    Như vậy thẩm phán nào đáp ứng những yêu cầu trở thành giảng viên và có thể sắp xếp được thời gian làm việc của mình thì hoàn toàn có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học mà không bị pháp luật ngăn cấm.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 04/12/2020 01:29:33 CH
     
    2524 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận