Hiệp định TPP: Nếu hàng hóa ồ ạt?
Với những thỏa thuận trong Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều mà hầu hết các nhà xuất khẩu mong muốn chính là vấn đề giảm, miễn thuế quan và đó không chỉ riêng các nhà xuất khẩu mà còn là sự mong muốn của người dân thuộc Bên nhập khẩu, cũng như là sự lo lắng của các nhà nhập khẩu.
Thuế giảm, cạnh tranh tăng:
Nhìn nhận chung phải nó rằng Hiệp định TPP luôn tạo sự cân bằng giữa hai Bên Xuất - Nhập khẩu, khi mà Bên xuất khẩu sẽ được miễn, giảm, nhận được ưu đãi thuế quan còn Bên Nhập khẩu sẽ nhận được một lượng lớn hàng hóa chất lượng, theo một quy trình chuẩn mực nhập vào. Điều đó không những thúc đẩy phát triển một nền kinh tế hàng hóa, thị trường năng động mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Có thể nói rằng, Hiệp định TPP như một nguồn gió mới thổi vào thị trường của mỗi quốc gia, nó buộc mỗi doanh nghiệp phải tự mình vận động nhiều hơn nữa trước khi "sức ì" quá lớn, đè bẹp danh nghiệp đó trong nền kinh tế TPP.
Tuy nhiên song hành cùng lợi ích là những bất cập, khi một lượng hàng hóa được đánh thuế rẻ, tạo nhiều điều kiện xuất khẩu, nhập vào các quốc gia thì cũng đồng nghĩa tăng tỷ lệ cung vượt quá cầu, hàng hóa ế thừa. Chính khi ấy sự cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết, khi mà lần lượt các doanh nghiệp không đủ "sức bật, sức vươn" lần lượt phá sản, vỡ nợ, sát nhập... còn các doanh nghiệp xuyên quốc gia thì không ngừng mở rộng phạm vi, quy mô ảnh hưởng lớn hơn, tạo thành một tập đoàn lớn mạnh đôi khi còn chi phối cả nền kinh tế của một khu vực.
Hiệp định TPP - rào chắn bảo vệ:
Nếu tồn tại trong môi trường do TPP đem lại buộc bạn phải tự mình đứng lên, chạy theo cùng thời gian để phát triển hoặc tuột lại mãi mãi. Nhưng cũng không thể nói rằng TPP sẽ luôn bỏ rơi bạn, bởi lẽ những thỏa thuận trong TPP không những tạo ra cơ chế thúc đẩy mà còn kìm hãm nếu sự phát triển đó vượt qua xa sự kiểm soát và đi lệch mục đích bạn đầu.
Tại điều 4.3 Hiệp định TPP về Hành động khẩn cấp có ghi rõ quyền hạn của Bên Nhập khẩu trong trường hợp chịu ảnh hưởng quá lớn từ Bên xuất khẩu, chẳng hạn nếu việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan mà làm tăng đột biến số lượng nhập khẩu một mặt hàng dệt may vào lãnh thổ một Bên, gây ảnh hưởng, thiệt hại ngiêm trọng đến thị trường của một Bên, khiến ngành công nghiệp trong nước đang sản xuất mặt hàng gặp phải khó khăn cạnh tranh thì Bên nhập khẩu có quyền hành động khẩn cấp trong phạm vi quyền hạn, thời gian cho phép để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại. Cụ thể quyền hạn đó chính là khả năng tăng thuế suất đối đối mặt hàng của một hoặc nhiều Bên xuất khẩu nhưng không vượt quá hai giá trị sau:
+ Thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành động;
+ Thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.
Cần lưu ý rằng quy định về quyền hạn này của Bên nhập khẩu hông hề vi phạm giới hạn quyền, nghĩa vụ một Bên theo Điều XIX GATT 1994, Hiệp định WTO ( về vấn đề biện pháp tự vệ), Chương 6 Hiệp định TPP về Biện pháp khắc phục thương mại.
Trong trường hợp sau khi xác định được thiệt hại nghiêm trọng, nguy cơ gây thiệt hại ngiêm trọng. Bên nhập khẩu phải tiến hành các hoạt động sau:
+ Xem xét khả năng ảnh hưởng tăng số lượng nhập khẩu các mặt hàng dệt may của Bên xuất khẩu từ việc ưu đãi thuế quan, điều đó được phản ánh thông qua việc thay đổi các biến kinh tế liên quan như sản lượng, năng suất, tận dụng công suất, hàng tồn kho, thị phần, xuất khẩu, tiền lượng, việc làm, giá cả trong nước, lợi nhuận và đầu tư, trong đó không có yếu tố nào, dù đứng một mình hay đi kèm với các yếu tố khác, nhất thiết phải có tính quyết định;
+ Các thay đổi về công nghệ, xu hướng tiêu dùng trong Bện nhập khẩu không được xem như yếu tố hỗ trợ cho việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.
Điều kiện tiến hành hoạt động khẩn cấp:
Bên nhập khẩu chỉ được tiến hành thực hiện hoạt động khẩn cấp sau khi công bố thủ tục. Thủ tục phải nêu rõ tiêu chí xác định thiệt hại nghiêm trọng và sau khi cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu điều tra.
+ Cuộc điều tra phải sử dụng dữ liệu dựa trên yếu tố miêu tả trong điểm 3a Hiệp định TPP nhằm chứng minh thiệt hại ngiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại do tăng số lượng nhập khẩu của sản phẩm liên quan từ việc thực hiện Hiệp định này.
Nghĩa vụ Bên nhập khẩu:
Nộp cho Bên xuất khẩu thông báo bằng văn bản về việc tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 4 TPP, bao gồm cả ý định trong việc thực hiện hành động khẩn cấp, tham vấn với các Bên xuất khẩu về vấn đề này theo yêu cầu. Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu chi tiết hành động khẩn cấp dự định thực hiện.
Trừ trường hợp có quyết định khác, các Bên liên quan phải bất đầu tham vấn ngay nhằm hoàn thành cuộc tham vấn trong 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau khi các cuộc tham vấn hoàn thành, Bên nhập khẩu phải thông báo cho Bên xuất khẩu các quyết định. Nếu quyết định áp dụng một biện pháp tự vệ, thông bảo phải bao gồm các chi tiết về biện pháp đó và thời điểm biện pháp đó có hiệu lực.
Khi tiến hành HĐKC:
+Bên tiến hành phải bồi thường tự do hóa thương mại cho một hoặc nhiều Bên xuất khẩu có hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Bồi thường dưới dạng thuế suất ưu đãi có tác động thương mại tương đương giá trị các loại thuế bổ sung được cho là kêt quả của hành động khẩn cấp.
+ Thuế suất ưu đãi phải trong giới hạn phạm vi hàng dệt may, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.
+ Nếu không đạt được thỏa thuẫn giữa các Bên về bồi thường trong vòng 60 ngày hoặc một thời hạn dài hơn do các Bên liên quan thỏa thuận, các Bên có hàng hóa bị áp dụng HĐKC có quyền thực hiện biện pháp thuế quan đối có tác động thương mại tương đương với tác động thương mại của HĐKC.
+ Nghĩa vụ đền bù thương mại của Bên nhập khẩu, quyền thực hiện biện pháp thuế quan của Bên xuất khẩu chấm dứt khi hành động khẩn cấp chấm dứt.
Điều kiện, giới hạn áp dụng:
+ Hành động khẩn cấp (HĐKC) không kéo dài quá 2 năm, có thể gia hạn tối đa 2 năm;
+ Bên nhập khẩu không thực hiện HĐKC với một mặt hàng cụ thể của một hoặc nhiều Bên nhiều hơn một lần;
+ Khi chấm dứt HĐKC, Bên nhập khẩu phải cho mặt hàng bị áp dụng HĐKC hưởng ưu đãi thuế quan mà mặt hàng đó đáng lẽ ra được hưởng trong thời gian thực hiện HĐKC.
Trường hợp ngoại lệ:
Các bên không được thực hiện, duy trì hành động khẩn cấp nếu hàng hóa dệt may là đối tượng của một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương 6 TPP hoặc một biện pháp tự vệ do một Bên thực hiện theo Điều XIX GATT 1994, Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.
Thủ tục tiến hành do mỗi Bên ban hành. Khi Hiệp định này có hiệu lực hoặc trước khi tiến hành một cuộc điều tra, mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các thủ tục.
Trên đây là những quyền hạn mà Hiệp định TPP cho phép Bên nhập khẩu thực hiện khi đứng trước sức ép từ hàng hóa ồ ạt của Bên xuất khẩu. Tuy nhiên mọi hoạt động phải tuân theo những quy định từ thủ tục, yêu cầu, nghĩa vụ, thời gian, phạm vi… nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho mỗi Bên.