Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, trong đó, quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có điểm mới sau:
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
|
Tại Luật ban hành VBQPPL 2004 có quy định về nội dung này nhưng chỉ áp dụng cho VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, không áp dụng với VBQPPL cấp Trung ương, tuy nhiên, đến khi Luật ban hành VBQPPL 2015 được ban hành thì quy định này áp dụng cho cả văn bản cấp Trung ương.
Như vậy, trong trường hợp, Luật, Bộ luật hết hiệu lực thì đương nhiên Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật, Bộ luật đó hết hiệu lực.
Nhưng trong trường hợp, Luật, Bộ luật đó hết hiệu lực bởi bị thay thế bằng Luật, Bộ luật khác, nhưng Luật, Bộ luật thay thế đó chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì mình áp dụng như thế nào?
Lấy ví dụ như Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014 hiện nay, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, nhưng mãi đến 15/9/2015 mới có Nghị định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014 và đến nay chưa thấy Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư 2014 đâu.
Nếu nói rằng sẽ áp dụng theo Công văn hướng dẫn tạm thời thì không đúng, bởi lẽ tính chất của Công văn không phải là VBQPPL, đồng thời nó nhằm mục đích trao đổi công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với dân và ngược lại và nội dung Công văn hướng dẫn tạm thời chỉ sẽ không nêu rõ chi tiết các quy định tại Luật, Bộ luật mới.
Có phải quy định này được đưa ra “quá lý tưởng” trong khi nó chưa phù hợp với thực tế hiện nay khi tình trạng nợ đọng văn bản vẫn còn đó?
Cập nhật bởi shin_butchi ngày 02/10/2015 01:44:46 CH