Thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân khi hỗ trợ người lao động bị covid

Chủ đề   RSS   
  • #582600 31/03/2022

    nhocsaya

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bình Phước
    Tham gia:31/01/2022
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 420
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân khi hỗ trợ người lao động bị covid

    Cho mình hỏi là trường hợp doanh nghiệp trợ cấp cho người lao động bị covid thì khoản trợ cấp đó có phải tính thuế TNCN không.

     
    703 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #582602   31/03/2022

    Thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân khi hỗ trợ người lao động bị covid

    Căn cứ tại tiết b.6 điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp của người lao động:
    “2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
    b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
    ...
    b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.”
    =>> Như vậy trợ cấp người lao động bị ảnh hưởng bị covid được xem là trợ cấp khó khăn đột xuất vì vậy không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
    Tuy nhiên có phải mức trợ cấp nào cũng được không tính thuế thu nhập cá nhân hay không thì hiện chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng có một công văn hướng dẫn của Cục thuế Hà Nội như sau:
    Căn cứ theo Công văn 53949/CTHN-TTHT năm 2021 về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản hỗ trợ phòng chống Covid 19 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:
    "Trường hợp người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống Covid - 19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì khoản tiền hỗ trợ này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động."
    =>> Vậy khoản trợ cấp covid cho người lao động phải bằng toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống Covid - 19 theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì mới không tính vào thuế thu nhập cá nhân, còn nếu vượt  quá sẽ phải tính vào thuế thu nhập cá nhân với phần vượt quá đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #595417   11/12/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân khi hỗ trợ người lao động bị covid

    Cảm ơn vấn đề của bạn. Mình trả lời vấn đề này của bạn như sau:

    Theo Điều 1, Điều 2 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

    Điều 1. Đối tượng hỗ trợ

    Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

    Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19.

    Điều 2. Mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Mức đóng: Bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

    2. Thời gian áp dụng: 12 tháng, từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

    Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định như sau: 

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

    a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

    b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

    Theo đó, khi người theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg thì khoản tiền hỗ trợ này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/12/2022)
  • #595420   11/12/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân khi hỗ trợ người lao động bị covid

    Trả lời thắc mắc này của bạn như sau:

    Theo Điều 27 Luật Công đoàn 2012 có quy định như sau:

    1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

    a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

    b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

    c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;

    d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

    đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

    e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

    g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

    h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

    i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

    k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

    l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

    m) Các nhiệm vụ chi khác.

    Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 151/2014/TT-BTC và Khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động thì tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

    Theo đó, trường hợp công ty phát sinh các khoản chi trợ cấp F0 cho người lao động được trích từ Quỹ công đoàn, đáp ứng các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn 2012 thì người lao động khi nhận được các khoản chi này, không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

     
    Báo quản trị |