Thắc mắc về Cấu thành tội phạm!

Chủ đề   RSS   
  • #429241 27/06/2016

    nhatanhnguyen13696

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/06/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Thắc mắc về Cấu thành tội phạm!

    1, Khi học về tội giết người theo Đ 93 BLHS thì mình thấy một số giáo trình viết giết người là tội phạm có cấu thành vật chất.

    Việc xác định hậu quả chết người để xác định giai đoạn phạm tội.

    Nhưng ở đây có mâu thuẫn, nếu theo quy định của Luật Hình sự thì cấu thành vật chất là cấu thành tp mà hành vi khách quan, hậu quả và mqh nhân quả là yếu tố để định tội.

    Nếu hậu quả chết người chỉ được dùng để xác định giai đoạn phạm tội thì việc coi nó là cấu thành vật chất có mâu thuẫn với lý thuyết ko?

    2, Tội hiếp dâm theo Đ 111 BLHS có 2 luồng ý kiến khác nhau về CTTP của nó. Theo mình thì nó là CTTP hình thức vì giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi chứ không phải là hậu quả. 

    Mong mọi người cùng thảo luận.

     
    9595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446876   19/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn, đối với câu hỏi của bạn mình có một số ý kiến sau:

    1) Tùy thuộc vào ý nghĩa pháp lý của hậu quả đóng vai trò định tội hay đóng vai trò xác định tội phạm hoàn thành. Trong đó cần lưu ý là CTTP vật chất có hai mô hình:

    - Cấu thành vật chất mô hình 1: là loại cấu thành vật chất mà dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa xác định thời điểm tội phạm hoàn thành.

    - Khách thể: xâm phạm quyền sống của con người.

    -  Mặt khách quan: hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng người khác.
    -  Chủ thể: Chủ thể thường.
    - Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
    Với trường hợp này, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người thực hiện hành vi vẫn phạm tội giết người nhưng chưa đạt, trong đó có:

    + phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả, mong muốn hậu quả xảy ra nhưng do nguyên nhân khách quan hậu quả chết người chưa xảy ra, chưa đạt về hậu quả.

    Vd:Vì muốn giết B, A đã dùng súng bắn vào B nhưng chỉ làm B bị thương. Trong trường hợp này A đã thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả chết người mà mình muốn, nhưng do nguyên nhân khách quan như run tay nên hậu quả chết người không xảy raàA phạm tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành (chưa đạt hậu quả, hoàn thành về hành vi)

    + phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả chết người.

    Vd:A muốn giết B, A định đưa dao lên đâm bị người khác dùng gậy đánh vào tay làm rơi con dao xuống nên B không đâm được như ý muốn. Trong trường hợp này, A chưa thực hiện hết hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốnà A phạm tội giết người giai đoạn chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt và hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi).Mô hình 2:
    + Khách thể: tương tự trên.
    + Mặt khách quan: hành vi tước đoạt trái phép sinh mạng người khác
    Hậu quả: Hậu quả chết người xảy ra.
    + Chủ thể: như trên.
    + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp.
    Với trường hợp này, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS về tội giết người. Mà hậu quả tới đâu TNHS tới đó (tức là hậu quả thương tích thì chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích).

    Bởi: đối với lỗi cố ý gián tiếp, với trạng thái tâm lý để mặc cho hậu quả xảy ra, người phạm tội không hướng tới việc đạt một hậu quả xác định nên việc định tội danh phụ thuộc hậu quả trên thực tế
    Ví dụ: A và B do mẫu thuẫn với nhau mà có lời qua tiếng lại. Trong lúc bực tức sẵn tay đang cầm chiếc xẻng,  A đã đánh một cái vào đầu B và sau đó về nhà để B nằm đó. Trường hợp này, nếu B chết thì A sẽ bị Truy cứu TNHS về tội giết người. Nếu B không chết mà chỉ bị thương tích (ví dụ 40%) thì B chỉ bị truy cứu TNHS về tội cố gây thương tích.

    Câu 2) Mình đồng ý với cách hiểu của bạn, đối với tội hiếp dâm thì đây là CTTP hình thức bởi dấu hiệu khách quan của tội này là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân để giao cấu trái ý muốn với nạn nhân, có thể thấy mặt khách quan của tội này chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan cùng với thủ đoạn trong luật. Do đó chỉ cần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật là tội phạm hoàn thành.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranglaw049 vì bài viết hữu ích
    Zzon (07/01/2018)
  • #447364   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm hình thức; cấu thành tội phạm vật chất; cấu thành tội phạm hỗn hợp. Trong đó:
    1. Cấu thành tội phạm hình thức
    Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
    Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)…..Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) [2]. Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 - 84, 86-91, 133, 134... Bộ luật hình sự.
    Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
    2. Cấu thành tội phạm vật chất
    Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, trong đó:
    - Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; được quy định ở các điều luật cụ thể thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
    Nguồn: Luattritam

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |