Thắc mắc về bồi thường đất

Chủ đề   RSS   
  • #584264 25/05/2022

    Thắc mắc về bồi thường đất

    Kính chào luật sư!

    Gia đình tôi có một thửa ruộng do oing bà để lại, khi ông bà chết không để lạ giấy tờ gì là cho gia đình tôi cả.

    Nay nhà nước thu hồi đất và bồi thường cho gia đình tôi về đất và được hỗ trợ người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

    khi nhận tiền bối thường các chị gái đòi chia tiền bồi thường hỗ trợ do đất này là của ông bà.

    xin hỏi Luật sư, trường hợp này gia đình tôi phải làm gì.

     
    446 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn binhchi111 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584545   29/05/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    bồi thường về đất

    Về trường hợp của anh, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau, hy vọng có thể giúp ích cho anh.

    Thứ nhất, xác định thửa ruộng của ông bà để lại là tài di sản thừa kế

    Thửa ruộng ông bà để lại là tài sản của ông bà, do đó, khi ông bà mất đi, thì phần tài sản đó sẽ trở thành di sản thừa kế. Nếu nhà nước thu hồi đất và có đền bù đối với đất thu hồi, thì số tiền đền bù đó được xem là di sản của ông bà được chia cho những người thừa kế.

    Thứ hai, xác định những người thừa kế được hưởng di sản

    Trong trường hợp ông bà mất, không để lại giấy tờ, hay có thể hiểu là không có di chúc. Do đó, đối với trường hợp không có di chúc, việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật, và được tiến hành chia theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

    “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    …”

    Cần lưu ý là xác định riêng đối với phần tài sản của ông và bà trong quá trình chia thừa kế. Theo đó, di sản thừa kế của ông, bà sẽ được chia đều cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông, bà.

    Anh và các chị đều là con của ông, bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất, do đó, di sản sẽ được chia đều cho các con. Tức là số tiền đền bù đất sẽ được chia đều cho anh, các chị và bố mẹ của ông bà (nếu còn). Với số tiền hỗ trợ người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ thuộc sở hữu riêng của anh.

    Thứ ba, về thời hiệu thừa kế

    Theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó…”

    Theo quy định trên, trong trường hợp đã hơn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông bà mất) mà không có yêu cầu chia di sản, thì anh, tức là người trực tiếp quản lý, canh tác trên đất ruộng trong thời gian qua sẽ được quyền sở hữu đối với đất này. Khi đó, số tiền bồi thường khi thu hồi đất sẽ thuộc sở hữu riêng của anh mà không phải chia cho các chị.

     
    Báo quản trị |  
  • #584678   31/05/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    bồi thường về đất

    Xin trả lời câu hỏi của anh chị như sau:

    Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Di sản là tài sản của người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác“.

    Như vậy, để một tài sản được xem là di sản thì di sản đó phải là tài sản của người đã chết để lại.

    Tiền bồi thường khi thu hồi đất là khoản tiền được trả lại cho chủ sở hữu khi đất bị thu hồi nên là tài sản. Do đó, nếu tiền này thuộc sở hữu của người mất thì tiền bồi thường là di sản.

    Căn cứ vào thời điểm thu hồi đất mà di sản được xác định là đất hay là tiền bồi thường đất. Đối với trường hợp của anh chị, tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất phát sinh khi ông bà để lại di sản chết trước thời điểm thu hồi đất.

    Theo điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” và “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

    Như vậy, Anh và các chị đều là con của ông, bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất, do đó, di sản sẽ được chia đều cho các cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Theo Điều 83 Luật Đất đai năm 2013 quy định ngoài việc bồi thường đất, Nhà nước còn xem xét hỗ trợ thêm. Các khoản hỗ trợ bao gồm: Gia đình anh chị bị thu hồi đất nông nghiệp, do vậy sẽ được hỗ trợ thêm các khoản về ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi người bị thu hồi đất trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp. Như vậy, tiền hỗ trợ thêm sẽ thuộc về gia đinh anh chị là người trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp

    Thông thường, khi phát sinh tranh chấp tiền bồi thường đất, các bên cần ưu tiên thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Nếu không thể tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Trên đây là quan điểm cá nhân, anh chị có thể tham khảo.

     
    Báo quản trị |  
  • #589271   01/08/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Thắc mắc về bồi thường đất

    Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Di sản là tài sản của người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác“.

    Như vậy, để một tài sản được xem là di sản thì di sản đó phải là tài sản của người đã chết để lại.

    Do ông bà anh không để lại di chúc nên mảnh đất thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Theo đó, mảnh đất này phải chia đều cho các con của ông bà anh. Vì vậy khi được nhà nước thu hồi và bồi thường thì số tiền bồi thương phải chia đều cho các con của ông bà.

    Trường hợp các con của ông bà mất hết thì người cháu sẽ được hưởng khoản tiền đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #589565   11/08/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Thắc mắc về bồi thường đất

    Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

    Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 thì thửa ruộng mà ông bà để lại cho gia đình được coi là di sản.

    Tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì người có di sản thừa kế không để lại di chúc thì sẽ chia di sản theo quy định của pháp luật.

    Cụ thể, trong trường hợp của bạn, thửa ruộng của ông bà để lại không có di chúc hay giấy tờ thừa kế cho riêng một ai nên thửa ruộng trên sẽ được chia đều theo quy định của pháp luật.

    Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì những người có cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất dộng sản và 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đó, nếu như thửa ruộng đó tính đến nay đã hơn 30 năm thì thửa đất đó sẽ thuộc về người đang quản lý di sản.

    Ngoài ra, nếu thửa ruộng đang có tranh chấp chưa giải quyết xong thì căn cứ vào khoản 3 Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định:

    Điều 30. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    3. Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang có tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.”

    Do đó, phải giải quyết xong tranh chấp trên thửa thì mới nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaann vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/08/2022)
  • #596481   30/12/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Thắc mắc về bồi thường đất

    Do ông bà ban mất nhưng không để lạ giấy tờ gì là cho gia đình tôi cả thì bạn cần tìm hiểu về những giấy tờ được chế độ cũ cấp cho bạn có ghi những thông tin nào là dành cho gia đình sau khi ông bà mất hay không. Và các loại giấy tờ này được quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:

    Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai bao gồm:

    1. Bằng khoán điền thổ.

    2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

    3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

    4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.

    5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.

    6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.

    7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #600776   29/03/2023

    Changchang0212
    Changchang0212

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Thắc mắc về bồi thường đất

    Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Di sản là tài sản của người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác“.

    Như vậy, để một tài sản được xem là di sản thì di sản đó phải là tài sản của người đã chết để lại.

    Do ông bà anh không để lại di chúc nên mảnh đất thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

    Theo đó, con của ông bà sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, do đó, di sản sẽ được chia đều cho các con.

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 83 Luật Đất đai năm 2013 có quy quy định ngoài việc bồi thường đất, Nhà nước còn xem xét hỗ trợ thêm. Các khoản hỗ trợ bao gồm: Gia đình anh chị bị thu hồi đất nông nghiệp, do vậy sẽ được hỗ trợ thêm các khoản về ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi người bị thu hồi đất trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp. Như vậy, tiền hỗ trợ thêm sẽ thuộc về gia đinh anh chị là người trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Changchang0212 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/03/2023)