Thắc mắc của người thử việc, học việc cứ đặt câu hỏi ở đây!

Chủ đề   RSS   
  • #476637 30/11/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Thắc mắc của người thử việc, học việc cứ đặt câu hỏi ở đây!

    >>> Người lao động cần biết 7 thay đổi này từ ngày 01/01/2018

    Thời gian gần đây, Dân Luật nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề học việc, thử việc, để giải đáp chung cho tất cả các bạn đang có thắc mắc, nên mình xin lập topic này, trước là giải đáp những câu hỏi thường gặp, sau là giải đáp cho các bạn có vướng mắc ngoài các câu hỏi thường gặp này.

    Trước khi giải đáp những câu hỏi thường gặp, các bạn cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa người học việc và người thử việc nhé! Bởi đây là 2 đối tượng khác nhau, được hưởng chế độ, quyền lợi khác nhau.

    Học việc hay còn gọi là học nghề theo quy định của Bộ luật lao động 2012, là một dạng của hợp đồng đào tạo mà người học việc được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Trong thời gian học việc nếu tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do 2 bên thỏa thuận.

    Việc trả lương cho người học việc là không bắt buộc, chủ yếu theo sự thỏa thuận giữa các bên và không có quy định mức cụ thể.

    Thử việc là dạng hợp đồng thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của 2 bên, trong đó, người thử việc được trả lương và mức lương tối thiểu phải bằng 85% mức lương chính thức.

    Việc trả lương cho người thử việc là bắt buộc thực hiện, trong trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính từ 2 – 5 triệu đồng theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    1. Cụ thể mức lương thử việc tối thiểu bao nhiêu là đúng quy định pháp luật?

    Theo Bộ luật lao động 2012, mức lương thử việc tối thiểu phải bằng 85% mức lương chính thức.

    Mức lương chính thức tối thiểu có thay đổi qua các năm:

    (Đơn vị: đồng/tháng)

    A. Đối với khối làm việc tư nhân (hưởng lương theo mức do người sử dụng lao động quyết định)

     

    Vùng I

    Vùng II

    Vùng III

    Vùng IV

    Mức lương chính thức tối thiểu 2017 (đối với lao động phổ thông)

    3.750.000

    3.320.000

    2.900.000

    2.580.000

    Mức lương chính thức tối thiểu 2017 (đối với lao động đã qua đào tạo)

    4.012.500

    3.552.400

    3.103.000

    2.760.600

    Mức lương thử việc tối thiểu 2017

    (đối với lao động phổ thông)

    3.187.500

    2.822.000

    2.465.000

    2.193.000

    Mức lương thử việc tối thiểu 2017

    (đối với lao động đã qua đào tạo)

    3.410.625

    3.019.540

    2.637.550

    2.346.510

    Mức lương chính thức tối thiểu 2018

    3.980.000

    3.530.000

    3.090.000

    2.760.000

    Mức lương thử việc tối thiểu 2018 (đối với lao động phổ thông)

    4.258.600

    3.777.100

    3.306.300

    2.953.200

    Mức lương thử việc tối thiểu 2018

    (đối với lao động đã qua đào tạo)

    3.619.810

    3.210.535

    2.810.355

    2.510.220

    Căn cứ pháp lý:

    Nghị định 153/2016/NĐ-CP.

    B. Đối với khối cơ quan nhà nước (hưởng lương từ ngân sách nhà nước)

    Mức lương cơ bản chính thức từ 01/7/2017 = 1.300.000 đồng/tháng

    Mức lương cơ bản thử việc 01/7/2017 = 1.105.000 đồng/tháng

    Mức lương cơ bản chính thức từ 01/7/2018 = 1.390.000 đồng/tháng

    Mức lương cơ bản thử việc từ 01/7/2018 = 1.181.500 đồng/tháng

    Căn cứ pháp lý:

    Nghị định 47/2017/NĐ-CP

    Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước 2018

    2. Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không?

    Việc giao kết hợp đồng thử việc là không bắt buộc, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.

    Căn cứ Điều 26 Bộ luật lao động 2012.

    3. Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?

    Đây là câu hỏi một thời gây tranh cãi, bởi đó sẽ quyết định đến nhiều vấn đề như có phải đóng thuế TNCN hay không? Có được hưởng các chế độ, chính sách hay không? Và Bộ luật lao động hiện hành cũng không quy định rõ hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động.

    Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, thì xem hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động, và sắp tới trong Bộ luật lao động sửa đổi sẽ quy định rõ nội dung này.

    4. Trong thời gian thử việc có phải đóng thuế TNCN không?

    Trong thời gian thử việc phải đóng thuế TNCN, song, tùy trường hợp mà phương thức đóng thuế khác nhau:

    Có thể chia làm 2 trường hợp sau đây:

    Trường hợp 1: Sau khi kết thúc thời gian thử việc, tiếp tục ký hợp đồng lao động.

    Thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. (Thực hiện trên mức lương sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc cùng các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN)

    Trường hợp 2: Không ký hợp đồng lao động sau thời gian thử việc

    Nếu tổng mức thu nhập được trả từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ theo mức 10% trên thu nhập trước khi được trả.

    Căn cứ pháp lý: Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Lưu ý: Nếu cá nhân chỉ có thu nhập thuộc đối tượng khấu trừ thuế theo quy định nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế TNCN sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu) gửi người sử dụng lao động làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

    Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, người sử dụng lao động không khấu trừ thuế.

    Kết thúc năm tính thuế, vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế.

    Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

    5. Thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu?

    Tùy đó là loại công việc gì, cần trình độ người lao động thế nào mà thời gian thử việc khác nhau. Lưu ý, chỉ được thử việc 01 lần.

    - 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    - 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    - 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

    6. Trong thời gian thử việc, có phải đóng BHXH không?

    Dựa trên những gì giải thích nêu trên (hợp đồng thử việc là hợp đồng lao động và thời gian thử việc) theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì không phải đóng BHXH.

    Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2018, đối với trường hợp thử việc 01 tháng (30 ngày) hoặc 02 tháng (60 ngày) thì buộc phải đóng BHXH.

    7. Trong thời gian thử việc, nếu mang thai hoặc sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?

    Nếu người lao động thử việc mà đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, bất kể trong thời gian thử việc có đóng BHXH hay không thì được hưởng chế độ thai sản.

    8. Người thử việc có được hưởng chế độ ốm đau không?

    Trước 01/01/2018 thì không được, nhưng từ ngày 01/01/2018 thì được hưởng, do từ thời điểm này, lao động thử việc 01 tháng, 02 tháng phải tham gia BHXH bắt buộc.

    9. Người thử việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?

    Vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    Thứ nhất, về tiền lương trong thời gian điều trị, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả.

    Thứ hai, về các khoản chi phí điều trị, nếu không tham gia BHYT thì người sử dụng lao động buộc phải thanh toán tất cả chi phí.

    Thứ ba, về khoản bồi thường, người lao động thử việc được bồi thường nếu tai nạn lao động xảy ra không do lỗi của người lao động.

    10. Kết thúc thời gian thử việc bao lâu thì người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động?

    Ngay khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động ngay lập tức với người lao động.

    11. Nếu đang thử việc mà tự ý nghỉ làm có bị sao không?

    Không sao, bởi theo Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2012, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

    12. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải bố trí đúng công việc cho người thử việc như thỏa thuận?

    Cần phải bố trí đúng công việc cho người thử việc như đã thỏa thuận tại hợp đồng thử việc. Trong trường hợp thực hiện không đúng, người lao động thử việc có quyền đơn phương hủy bỏ thỏa thuận này mà không cần báo trước.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 30/11/2017 01:57:23 CH
     
    3847 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận