Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội đã góp phần mang đến nhiều lợi ích cho con người, giúp kết nối mọi người và cập nhật thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là vấn nạn bịa đặt, xúc phạm, vu khống người khác đang ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện qua câu tục ngữ tha kẻ gian, oan người ngay.
1. Tha kẻ gian, oan người ngay là gì?
"Tha kẻ gian, oan người ngay" là một lời khuyên răn mạnh mẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của công lý, sự công bằng và việc bảo vệ những người vô tội.
Cụ thể, ta có thể phân tích về câu tục ngữ này như sau:
- Chớ: từ biểu thị khuyên ngăn dứt khoát, đồng nghĩa với đừng
- Dung: dúng túng, che chở, không ngăn chặn hành vi sai trái của người khác, để họ thoải mái làm sai
- Kẻ gian: người chuyên làm những điều trái với pháp luật, trái với đạo đức như trộm cắp, lừa đảo, phá hoại
- Oan: bị quy cho tội mà bản thân không gây nên, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân không đáng phải chịu
- Người ngay: người thật thà, không gian dối
Theo đó, câu tục ngữ "Tha kẻ gian, oan người ngay" mang ý nghĩa phê phán, lên án những hành vi bất công, thiếu công bằng trong xã hội, nơi kẻ gian được tha thứ, còn người ngay phải chịu oan ức, nhằm thể hiện mong muốn về một xã hội công bằng, nơi pháp luật được thực thi nghiêm minh, kẻ ác bị trừng phạt, người tốt được bảo vệ
2. Vu khống người khác xử lý như thế nào?
Ngày nay, câu tục ngữ "Tha kẻ gian, oan người ngay" thường để chỉ những kẻ thích vu oan giá họa cho người khác, bất chấp sự công bằng của pháp luật.
Theo quy định thì đối với hành vi vu khống người khác thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
+ Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
+ Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
Theo đó, người có hành vi vu khống nhằm mục đích khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Trường hợp người vi phạm có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đó sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Trường hợp người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình thì theo điểm b khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đó sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đồng thời, người có hành vi vu khống người khác còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm:
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc xin lỗi công khai.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người có hành vi vu khống người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) như sau:
- Khung cơ bản: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
- Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng câu tục ngữ "Tha kẻ gian, oan người ngay" như là một lời cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân về tầm quan trọng của việc sống ngay thẳng, chính trực, đồng thời lên án những hành vi bất công, thiếu công bằng trong xã hội.
Nếu có hành vi vu khống người khác thì theo quy định pháp luật, người phạm tội có thể sẽ phải chịu mức án phạt tù lên đến 07 năm.